Hàn Quốc ‘nóng mắt’ vì Trung Quốc ngầm ủng hộ Triều Tiên

Giới quan sát quốc tế cho rằng, dù không “nói trắng ra” nhưng giới lãnh đạo Hàn Quốc đang khá khó chịu với Trung Quốc vì cho rằng chính quốc gia này ngấm ngầm giật dây Triều Tiên, gây căng thẳng và cản trờ tiến trình thống nhất hai miền.
Hàn Quốc ‘nóng mắt’ vì Trung Quốc ngầm ủng hộ Triều Tiên - ảnh 1
Binh lính Triều Tiên

Theo kết quả một cuộc khảo sát quốc tế được tiến hành hồi cuối năm ngoái, Hàn Quốc được xếp là nước có tư tưởng chống Trung Quốc mạnh mẽ nhất thế giới. Có đến 2/3 số người được hỏi khẳng định họ có tư tưởng tiêu cực về sự ảnh hưởng của Trung Quốc, cho rằng quốc gia này trục lợi quá nhiều bằng cách nuôi dưỡng chế độ Triều Tiên để làm bình phong cho Trung Quốc, ngấm ngầm phá hoại các tiến trình đàm phán và thống nhất 2 miền Triều Tiên...

Cũng chính vì thế, lấy danh nghĩa là “để đề phòng Triều Tiên”, Hàn Quốc đang lên kế hoạch cho một chương trình phát triển không gian, củng cố lực lượng quân sự và tăng tầm bắn của tên lửa nước này lên 800km...nhưng thực chất là để nâng cao sức mạnh quốc gia trước một Trung Quốc có quá nhiều “tiểu xảo” đen tối. Trong những năm vừa qua, lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cũng liên tục có những vụ đối đầu với các tàu cá Trung Quốc. Hơn 800 ngư dân và hơn 2.000 tàu cá của Trung Quốc đã bị Hàn Quốc bắt giữ từ năm 2006 đến nay.

Theo tờ “Financial Times” (Anh), tuy bị “mang tiếng” là ủng hộ Triều Tiên nhưng rõ ràng Bình Nhưỡng và Bắc Kinh không phải là những nước láng giềng có mối quan hệ tốt đẹp. Hai quốc gia này vẫn có những bất đồng khá sâu sắc về vấn đề biên giới. Hiện nay Trung Quốc vẫn chiếm một phần ngọn núi Baekdu-san, vùng đất được coi là thiêng liêng đối với Triều Tiên. Cả Trung Quốc và Triều Tiên đều cho rằng một số khu vực của vùng đồng bằng sông Đồ Môn bị nước kia chiếm giữ trái phép. Năm ngoái, lính Triều Tiên đã bắt, đánh đập và cướp bóc 28 ngư dân Trung Quốc ở vùng biển “thuộc chủ quyền Trung Quốc”...

Trước cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh vẫn lên tiếng ủng hộ Triều Tiên nhưng nước này không hoan nghênh láng giềng của mình đưa ra các lời đe dọa và thử tên lửa bởi nếu tình hình trên bán đảo Triều Tiên xấu đi, Mỹ sẽ có cớ để điều thêm máy bay và tàu chiến tới khu vực. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên hồi những năm 50, Trung Quốc đã đưa quân giúp đỡ Triều Tiên chẳng phải vì “yêu quý” gì Bình Nhưỡng mà bởi nước này lo ngại, nếu Triều Tiên sụp đổ, Mỹ sẽ đưa quân đến áp sát biên giới Trung Quốc và trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng kéo dài nhiều thế hệ sau đó.

Trung Quốc cũng hiểu rằng, nếu Triều Tiên sụp đổ, hàng triệu người tị nạn sẽ tràn sang Trung Quốc và đe dọa sự ổn định của nước này. Ước tính, Triều Tiên hiện có khoảng 24 triệu người nghèo đói và hiện đã có khoảng 2 triệu người thiểu số Triều Tiên đang sống trong khu vực thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Hàn Quốc ‘nóng mắt’ vì Trung Quốc ngầm ủng hộ Triều Tiên - ảnh 2

Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Triều Tiên là nhằm tạo ra một “kẻ bất trị” khiến cho Mỹ sao nhãng việc chỉ trích Trung Quốc đồng thời cho phép Bắc Kinh đóng vai trò lãnh đạo trong nhóm các quốc gia thảo luận về vấn đề Triều Tiên.

Chính vì những lợi ích này mà Trung Quốc rất không muốn 2 miền Triều Tiên thống nhất. Khi đó, một quốc gia với dân số khoảng 70 triệu người với một nền kinh tế nhiều tiềm năng, chi phí lao động thấp, tinh thần dân tộc rất cao và sở hữu vũ khí hạt nhân...sẽ ngay lập tức trở thành một đối thủ nguy hiểm và khó chịu cho Trung Quốc đồng thời là cánh tay rất đắc lực cho Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Cũng theo tờ Financial Times, sự ủng hộ bấy lâu nay của Trung Quốc đối với Triều Tiên không phải vì 2 nước có chung một hệ tư tưởng mà để bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Trong khi Washington coi sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ dẫn tới sự ổn định cho khu vực thì điều đó lại gây bất ổn cho Trung Quốc, Nga và thậm chí là cả Nhật Bản.

Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !