Hàn Quốc hoàn thành giấc mơ chinh phục không gian

Hôm 30/1, Hàn Quốc đã phóng thành công tên lửa KSLV-1 đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Sau hơn 23 năm thực hiện, Hàn Quốc đã hoàn thành giấc mơ của mình.

Khả năng chế tạo tên lửa đẩy

Từ năm 1989, Hàn Quốc đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy. Năm 1993, tên lửa thám không KSR-1 dùng nhiên liệu rắn được phóng thử nghiệm. Tháng 11/2002, Hàn Quốc lại thử nghiệm tên lửa KSR-3 với 3 khoang nhiên liệu lỏng. Đến nay Hàn Quốc đã 5 lần thử nghiệm phóng tên lửa thăm dò không gian, điều này cho thấy Hàn Quốc có nhiều loại tên lửa đẩy khác nhau. Hàn Quốc đã chế tạo thành công tên lửa đẩy KSLV-1, loại tên lửa được dùng phóng vệ tinh hôm qua 30/1.

Hàn Quốc hoàn thành giấc mơ chinh phục không gian - ảnh 1
Tên lửa đẩy của Hàn Quốc chế tạo

Khả năng chế tạo vệ tinh

Từ năm 1992, Hàn Quốc đã có vệ tinh riêng. Đến năm 1995, Hàn Quốc có vệ tinh truyền thông thương mại đầu tiên “Hansung-1”; năm 1999 có vệ tinh đa chức năng KOMPSAT-1; năm 2006, Hàn Quốc có vệ tinh đa chức năng thứ hai, trở thành nước thứ 6 trên thế giới có vệ tinh với hình ảnh phân tích chính xác đến 1 mét. Cũng trong năm 2006, Hàn Quốc đã đưa vệ tinh Hansung-5 lên quỹ đạo. Hiện Hàn Quốc đã có khoảng 10 vệ tinh dùng chung cho thương mại và quân sự.

Trung tâm nghiên cứu vũ trụ riêng

Trung tâm vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc – Trung tâm Vũ trụ Naro, được khởi công xây dựng từ năm 2003 với mức đầu tư 323 triệu USD, hoàn thành vào năm 2008. Trung tâm này cách thủ đô Seoul khaongr 485km, nằm trên đảo Naro, với 1 khu phóng vệ tinh có thể đảm bảo 4 lần phóng vệ tinh một năm, 1 khu điều khiển trung tâm, 1 trạm ra-đa theo dõi và các thiết bị hỗ trợ khác.

Đội ngũ phi hành gia

Năm 2006, Hàn Quốc thông báo tuyển chọn phi hành gia của riêng mình vào tháng 11. Hơn 1 năm sau, Hàn Quốc đã tuyển được phi hành gia đầu tiên trong số hơn 36 nghìn người dự tuyển. Từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2008, phi hành gia Yi So-yeon là người Hàn Quốc đầu tiên lên trạm không gian. Nhưng khi trở về, do phi thuyền Soyuz không thể tiếp đất an toàn, nên phi hành gia Yi So-yeon đã bị thương nặng.

Hàn Quốc hoàn thành giấc mơ chinh phục không gian - ảnh 2
Nữ phi hành gia Yi So-yeon

Kết hợp cả trong lẫn ngoài

Ngành vũ trụ Hàn Quốc có bước khởi đầu chậm hơn so với một số nước khác. Với tiềm lực kinh tế, kỹ thuật của mình, Hàn Quốc hy vọng có khả năng quân sự mạnh mẽ để bảo vệ quốc gia.

Đánh giá cả quá trình phát triển ngành hàng không vũ trụ Hàn Quốc, có thể rút ra đặc điểm cơ bản là hợp tác cả trong lẫn ngoài:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế phát triển hàng không vũ trụ. Từ năm 1989 đến nay, chính phủ Hàn Quốc luôn đưa ra những điều chỉnh hợp lý để phát triển ngành hàng không vũ trụ. Năm 2005, nước này ban hành luật về phát triển vũ trụ. Cuối năm 2006, Hàn Quốc lập Ủy ban vũ trụ quốc gia tập trung nhiều viện nghiên cứu, các công ty tập đoàn lớn về lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Hai là, do khởi đầu chậm, nên phải đẩy nhanh tốc độ phát triển hàng không vũ trụ. Chính phủ Hàn Quốc xác định con đường phát triển dựa trên sự hỗ trợ của Mỹ, Nga, các nước châu Âu, dùng tên lửa đẩy của nước ngoài để đưa vệ tinh của mình lên không gian.

Ba là, sự kết hợp giữa chính phủ, quân đội và các đơn vị chế tạo trang thiết bị hàng không vũ trụ, cùng quản lý, phân công thực hiện. 

Hàn Quốc hoàn thành giấc mơ chinh phục không gian - ảnh 3
Tên lửa KSLV-1 (Naro) của Hàn Quốc bay lên không trung từ Trung tâm vũ trụ Naro lúc hôm 30/1

Kế hoạch lâu dài

Hiện tại, Hàn Quốc vẫn đang ở gia đoạn học tập và mô phỏng các sản phẩm không gian của các nước khác, trong thời gian ngắn vẫn chưa thể tự độc lập nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm không gian cỡ vừa và lớn như vệt inh truyền thông, tên lửa đẩy loại vừa. Nhưng Hàn Quốc có kỹ thuật điện tử, vật liệu, gia công khá tiên tiến, nên có nền tảng tốt để phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ. Bên cạnh đó, quân đội Hàn Quốc cần từ từ giảm bớt hoặc tách khỏi sự phụ thuộc vào quân đội Mỹ.

Dù đã có khả năng chế tạo vệ tinh nhỏ và tham gia thiết kế hệ thống vệ tinh lớn với nước ngoài, nhưng Hàn Quốc vẫn luôn quan tâm phát triển cơ sở không gian cho riêng mình. Từ năm 2006 đến nay, Hàn Quốc liên tục thực hiện những dự án không gian liên quan đến quân sự, quốc phòng.

Hòa Phong

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !