Hạn hán, nắng nóng như thiêu đốt, người dân xứ Nghệ lao đao vì "khát"

Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài khiến gần 1.000 hộ dân trên địa bàn xã miền núi Quang Thành, Tây Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. 

Khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt

Nguồn nước cạn kiệt, nhiều hộ gia đình ở xã miền núi Quang Thành, Tây Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vội khoan giếng, đào sâu thêm những giếng cũ hay xây bể để chờ nước mưa xuống nhưng cũng không hiệu quả.

Có những gia đình phải đi xin nước dùng, hoặc mua từng khối nước ở nơi khác về để sử dụng vô cùng tiết kiệm.

{keywords}

Gần 1 tháng này, người dân xóm Đông Nam (xã Quang Thành, huyện Yên Thành) khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (trú tại thôn Đông Nam, xã Quang Thành) cho biết gần 1 tháng nay, do giếng đào của gia đình anh đã cạn nước nên vào buổi chiều phải gánh thùng để đi xin nước. 

“Năm nay là năm hạn hán chưa từng có, không riêng gì gia đình tôi mà nhiều hộ dân trong thôn đã phải đi xin nước từ lâu”, anh Tuấn chia sẻ.

Còn anh Trần Quang Đồng (một người chuyên chở nước cho các hộ dân nơi đây) chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, đến mùa hè là chiếc xe của tôi vốn chủ yếu dùng để chở vật liệu được chuyển sang xe chuyên dụng chở nước. Hơn một tháng nay, chiếc xe của tôi được vệ sinh sạch sẽ chỉ để chở nước cho bà con. Trung bình mỗi lượt chở khoảng được 2m³ nước, chủ nhà có nước thì họ không lấy tiền, sẵn sàng chia sẻ cho mọi người nhưng mỗi lần chở nước như vậy người dân phải bỏ ra khoảng 50 – 100 ngàn đồng cho chi phí vận chuyển”.

{keywords}
Người dân vất vả gánh nước giữa trời nắng gắt.
{keywords}
 Nhiều người cố gắng đào những hố sâu, tích trữ nước dần để bơm về sử dụng trong những ngày nắng hạn.
{keywords}
Khoan nhiều giếng nhưng vẫn thiếu nước trầm trọng.
{keywords}
Người dân phải đi xin nước, tìm mọi cách để có nước và dùng chắt chiu từng ngày.

"Không có nước khổ lắm chú ơi, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn, giờ chúng tôi chỉ mong trời sớm có mưa xuống để cuộc sống của bà con bớt cực khổ”, bà Phan Thị Hồng (trú tại thôn Khánh Thành, xã Tây Thành) buồn bã nói.

Một xã gần 1.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt

{keywords}
Nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn khô trơ đáy.

Theo số liệu thống kê từ UBND xã Quang Thành cho biết, từ ngày 3/5/2020 đến nay (gần cuối tháng 6/2020), trên địa bàn xã không có mưa nên sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã có 10 giếng làng (giếng phục vụ sinh hoạt của cả xóm, cụm dân cư) nhưng đến này đã khô kiệt, không có nước để nhân dân sinh hoạt.

Đến thời điểm này, địa phương có 985/1895 (chiếm 52%) số hộ thiếu nước sinh hoạt. Có 3 trường học, 1 trạm y tế đến nay không có nước để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và công tác khám chữa bệnh.

Thầy Phan Văn Phùng – Hiệu trưởng Trường THCS Quang Thành thông tin: Nhà trường có 623 học sinh và 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong trường có 2 giếng nước nhưng hiện nay nguồn nước cạn kiệt khiến sinh hoạt của các em học sinh và thầy cô gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với PV về tình trạng thiếu nước, ông Phan Đức Tiến – Chủ tịch UBND xã Quang Thành không giấu nỗi sự xót xa: "Hàng trăm ha đất nông nghiệp không thể gieo cấy. Người dân thì đang rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Chưa bao giờ cuộc sống của người dân ở xã Quang Thành lại gặp cảnh khó khăn như bây giờ".

Ông Tiến nói thêm: “Chúng tôi cũng đã làm tờ trình, báo cáo lên cấp trên để có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước cho người dân. Tôi rất mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện hỗ trợ cùng chính quyền để có thể đào thêm các giếng làng phục vụ cho nhân dân".

{keywords}
Đồng ruộng khô cằn vì hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài.

Ngoài một số địa phương ở huyện Yên Thành, đến nay tại các huyện miền núi xa xôi như Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông… cũng rơi vào cảnh “khát nước” sinh hoạt trầm trọng. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân phải đi xa nhiều cây số, lấy ở các nước khe, suối về sử dụng.

Chưa bao giờ nguồn nước uống, sinh hoạt lại thiếu trầm trọng đối với nhiều hộ dân trên địa bàn. Để có nước uống, nước sinh hoạt, người dân phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu nắng hạn còn tiếp tục kéo dài thì cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Việt Hòa

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Đang cập nhật dữ liệu !