Hải quân đang “tụt hậu” trong lực lượng vũ trang Ấn Độ?
Một xưởng đóng tàu Ấn Độ đang hoàn thiện một tàu chiến cho Hải Quân nước này |
Theo Trung tâm phân tích thương mại vũ khí toàn cầu (TSAMTO), Ủy ban Quốc hội về vấn đề quốc phòng của Ấn Độ cho biết chi phí triển khai ba dự án đóng tàu chiến vượt dự toán ban đầu 289,63 tỷ rupee (tương đương 4,6 tỷ USD) và thời hạn bàn giao các tàu này cho Hải quân cũng bị chậm từ 6-8 năm.
Theo Jane difenz Weekly, trong báo cáo trình Quốc hội xem xét ghi rõ: chi phí cho chương trình xây dựng tàu sân bay 37,500 tấn Vikrant tại doanh nghiệp đóng tàu Cochin Shipyard Limited có mức tăng lớn nhất trong lịch sử đóng tàu, đồng thời tiến độ bàn giao cũng bị chậm trễ.
Theo số liệu của Ủy ban quốc hội, chi phí đóng tàu sân bay lớp Vikrant tăng hơn 6 lần so với dự kiến ban đầu, từ 32,61 lên193,41 tỷ rupee, và thời hạn hạ thủy/cho vận hành thử cũng bị chậm lại từ tháng 12/2010 đến hết năm 2018.
Ngoài ra, chi phí xây dựng 3 khu trục hạm do Ấn Độ tự thiết kế có lượng rẽ nước 7400 tấn lớp Calcutta thuộc Dự án 15A tại doanh nghiệp đóng tàu Mazagón Dock Limited cũng tăng hơn 3 lần so với kế hoạch ban đầu từ 35,80 lên 116,62 tỷ rupee.
Chiếc khu trục hạm lớp Calcutta đầu tiên được bàn giao cho Hải quân vào tháng 8/2014, cũng bị chậm hơn 4 năm. Hai tàu khu trục còn lại Kochi và Chennai, theo dự kiến cần phải đưa vào phục vụ cho Lực lượng Hải quân vào tháng 6 và tháng 12 năm nay cũng bị chậm 5 năm.
Ngoài ra, chi phí cho việc đóng 4 tàu hộ tống chống ngầm có lượng rẽ nước 3.500 tấn lớp Kamorta (Project 28) tại xưởng đóng tàu Garden Reach shipbilders End inzhinirs (GRSE) ở Kolkata cũng tăng hơn gấp đôi, từ 30,51 lên78,52 tỷ rupee.
Chiếc tàu hộ tống chống ngầm lớp Kamorta đầu tiên đã được bàn giao cho Hải quân vào tháng Tám năm 2014 cũng bị chậm tiến độ mất 3 năm. Ba tàu còn lại sẽ được giao trong khoảng thời gian một năm.
Báo cáo chỉ rõ: Những vấn đề này có thể tránh được bằng cách tăng tính minh bạch trong quản lý, kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các giai đoạn trong xây dựng và điều phối các nhà phát triển, nhà sản xuất và khách hàng, đồng thời kiểm tra định kỳ tiến độ.
Theo các nhà phân tích, Bộ Quốc phòng nên áp dụng các chế tài trừng phạt đối với các nhà cung cấp và sử phạt vì vi phạm thời hạn thực hiện dự án.
Hiện nay, Hải quân đang bị các lực lượng vũ trang khác của Ấn Độ “vượt mặt”. Tại thời điểm này, Bộ tư lệnh Hải quân có 42 tàu các loại, trong đó có sáu tàu ngầm đang được xây dựng tại các doanh nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, hầu như tất cả các chương trình, dự án đang chậm tiến độ và vượt quá kinh phí phân bổ theo kế hoạch ban đầu.
Theo Bộ Tư lệnh Hải quân, nguyên nhân chính của sự chậm trễ này là thiếu hụt nhân sự, Cục thiết kế Hải quân nộp các bản thiết kế muộn và sự “bất lực” của Bộ Quốc phòng trong việc đảm bảo mua sắm các thiết bị kịp thời và kinh phí. Sự thiếu hụt nhân sự có trình độ và đội ngũ nhân viên kỹ thuật là một vấn đề lớn.