Hà Nội: Tu sửa đình cổ hơn 2000 năm, chặt cây đa lớn khiến người dân xót xa, UBND phường nói gì?

Trong quá trình tu sửa đình làng Chèm (từ tháng 9/2021), một cây đa rất lớn bị chặt hạ khiến người dân địa phương tiếc nuối khi nhìn 'quần thể' gốc rễ khổng lồ nằm trước cổng đình.

Đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có niên đại khoảng 2.000 năm, là một công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo.

Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương. Từ ngàn năm nay, đình Chèm là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: Hoàng, Mạc (Liên Mạc) và Chèm.

{keywords}
Đình Chèm có niên đại khoảng 2.000 năm, là ngôi đình cổ nhất nhì Việt Nam.

Theo lời kể của dân làng thì đình có niên đại cách đây hơn 2.000 năm, song hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính.

Đình Chèm được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi; bên ngoài có tam quan, 4 cột đồng trụ cổ kính. Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng: tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao trượng 8 có dư. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm...

{keywords}
Đình làng Chèm xuống cấp, được tổ chức tu bổ lại từ tháng 9 năm 2021.

Do nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng, từ tháng 9/2021, đình được tu bổ lại.

Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng ban khánh tiết đình Chèm cho biết: "Sau khi làm các công văn, được sự nhất trí của Sở văn hóa Hà Nội và Bộ văn hóa, chúng tôi được phép trùng tu, tu bổ cấp thiết di tích quốc qua đặc biệt đình Chèm. Các nội dung được thực hiện gồm: Chỉnh trang lại toàn bộ hệ thống tường rào và cây xanh xung quanh đình; hạ cốt sân trước và sân sau đình để đảm bảo trả lại nguyên vẹn đình Chèm trước kia có 5 bậc. Ngoài ra, chúng tôi còn tu bổ lại phần ngói của ngôi đình”.

{keywords}
Ngôi đình đang được chỉnh trang, tu bổ một số hạng mục.

Theo ông Thìn, việc tu bổ các hạng mục đình làng không được làm thay đổi các thiết kế và không làm mất đi giá trị cốt lõi của ngôi đình.

“Việc tu bổ, chúng tôi cũng đã thống nhất và có văn bản phải giữ lại ít nhất 20% giá trị của ngôi đình. Các bậc đá phần lớn được giữ lại, không làm biến trạng của di tích”, ông Thìn thông tin.

{keywords}
 Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng ban khánh tiết đình Chèm chia sẻ về việc tu bổ lại di tích.

Trong quá trình tu sửa, một cây đa đỏ lớn có tuổi đời mấy chục năm bị chặt hạ khiến nhiều người dân địa phương tiếc nuối. Có người chia sẻ khi chặt cây đa ông không dám xem vì quá buồn.

Ông Thìn cho hay, khi lập kế hoạch tu sửa, đơn vị chức năng cũng đã lấy ý kiến của các cụ trong phường.

"Cây đa ở trước cổng không phải là cây đa cổ thụ mà đây là cây đa đỏ được trồng từ năm 1996.

Cây phát triển rất tốt, thế nhưng lối thoát nước của nhà đình nằm ngay sát cây đa, mỗi năm cây bị nghiêng từ 5 đến 10cm, khá nguy hiểm nên chúng tôi đề nghị cắt bỏ”, ông Thìn nói.

{keywords}
Trong quá trình tu sửa, cây đa trước cổng đình bị chặt hạ khiến nhiều người tiếc nuối.
{keywords}
Phần gốc cây sau khi chặt hạ

Ngoài ra chúng tôi còn có một số hạng mục cắt tỉa cành cây để phòng chống lụt bão: “Kinh phí dự kiến khoảng hơn 10 tỷ, trong đó có nguồn kinh phí xã hội hóa khoảng hơn 1 tỷ, còn lại của quận và thành phố. Dự kiến sẽ hoàn thành xong trong tháng 4 tới đây”, ông Thìn cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Phong, Chủ tịch UBND phường Thụy Phương cho biết: “Dự án tu bổ đình Chèm do quận làm chủ đầu tư, tất cả công việc do quận triển khai, phường chỉ nắm bắt phối hợp. Các hạng mục xuống cấp sẽ được tu bổ, thay thế để đảm bảo tuổi thọ của công trình".

Ngày 23/3, UBND phường Thụy Phương có văn bản báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm về sự việc chặt hạ cây đa tại di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm.

Theo đó, đây là cây đa đỏ (đa Ấn Độ) được các cụ trong Tiểu ban quản lý di tích đình Chèm trồng từ khoảng năm 1998 để tạo bóng mát, vị trí được trồng tại phía trước nghi môn thuộc di tích. Đây không phải cây cổ thụ hay cây di sản, không có trong hồ sơ xếp hạng di tích. Chủng loại cây đa là đa đỏ Ấn Độ, thuộc loại đa ngoại lai không phải giống đa ta và không phải cây đô thị.

Năm ngoái, mùa mưa bão cây đa này đã bị gãy 1/3 về phía 4 cột đồng trụ làm gãy một trong 4 cột, hiện cây có hiện tượng nghiêng 25 độ về phía nghi môn nội và nghi môn ngoại của đình Chèm, nguy cơ gãy đổ bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão, ảnh hưởng an toàn tính mạng nhân dân và các công trình kiến trúc xung quanh.

Rễ cây đa hiện ăn sâu vào nền gạch nghi môn ngoại và chân cột đồng trụ gây bong tróc, nghiêng nứt sân và cột. Đồng thời chặn một phần cống thoát nước của đình ra phía sông Hồng gây ngập úng trong nội tự hàng năm.

Ban khánh tiết đình Chèm đã nhiều lần có đề nghị với các cấp chính quyền cho phép chặt hạ cây đa trên nhưng chưa được chấp thuận.

Do tâm lý lo sợ mùa mưa bão tới gần, Ban khánh tiết cùng với các cụ cao niên, bô lão đã họp và thống nhất chặt hạ cây đa để trả lại hiện trạng ban đầu cho nhân dân và di tích nhất là trong mùa mưa bão.

Đến ngày 18/3, các cụ trong Ban khánh tiết đình Chèm đã chặt hạ cây đa mà không xin phép, báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Về việc này, Ban khánh tiết đền Chèm đã nhận trách nhiệm và khuyết điểm.

UBND phường cho rằng việc chặt hạ cây đa không nằm trong các hạng mục tu bổ, tôn tạo thuộc dự án Tu bổ cấp thiết di tích quốc gia đặc biệt Chèm do BQL dự án quận Bắc Từ Liêm đang triển khai. Việc triển khai dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như phê duyệt dự án nhằm tu bổ, tôn tạo các hạng mục xuống cấp, làm tăng tuổi thọ công trình vẫn đảm bảo nguyên gốc các giá trị cốt lõi của ngôi đình. 

{keywords}
Kiến trúc đình làng Chèm được giữ nguyên trong quá trình tu sửa.
{keywords}
Công nhân hối hả hoàn thành những hạng mục cuối.
{keywords}
Những bậc đá cũ được gỡ ra để làm lại.
{keywords}
Sẽ thay thế bằng những loại đá mới.
{keywords}
{keywords}
Những viên đá cũ vẫn tốt được giữ lại.
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Việc tu bổ đình làng Chèm do UBND quận Bắc Từ Liêm triển khai, dự kiến hoàn thiện vào tháng 4/2022.
{keywords}
Hiện nay, lực lượng chức năng đang cắt tỉa những cây to để phòng lụt bão.

Sau này, Triệu Sương qua tìm hiểu thì biết được Đức Thánh Chèm là một người tài giỏi, được người dân nước Việt và cả vua phương Bắc sùng bái nên đã cho xây dựng thành đền thờ to hơn.Dân làng Chèm vẫn thường kể với nhau rằng, vào khoảng từ năm 205 - 207 trước Công nguyên, sau khi Đức Thánh Chèm mất, đình Chèm đã được xây dựng. Ban đầu, nơi thờ ông chỉ là một cái am nhỏ. Đến khi một vị quan từ phương Bắc là Triệu Sương sang làm kinh lược cứ, ông nằm mơ thấy Đức Thánh Chèm tới đàm đạo cùng ông về sách chính sử. Trong cuộc đàm đạo, Triệu Sương có hỏi thăm và biết ngài đã mất tại quê nhà nên sau đó tìm đến nơi thăm nhưng chỉ thấy một cái am nhỏ.

Từ năm 785 đến năm 864, Cao Biền sang làm đô hộ sứ thì cũng được ngài linh mộng báo, giúp cho Cao Biền đánh giặc phương nam thành công. Cao Biền về sau để tỏ lòng biết ơn đã sửa lại đền, lấy gỗ quý để tạc tượng và đặt tên là đền Lý Hiệu Úy, bấy giờ dân ta thường gọi là đền Chèm.

Ở những thế kỷ trước, đình Chèm từng được tu sửa nhiều lần vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913.

Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Trong lần tu bổ gần đây nhất là vào năm 1996, nhiều hạng mục bị xuống cấp như cổng tam quan, nhà tổ đã được xây dựng mới.

Ngày 25/6/2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ.

Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó, ngày 15 là ngày hội chính. Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc; nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Bảo Khánh 

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !