Hà Nội quyết chữa nói ngọng

Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra vấn đề luyện phát âm, viết đúng 2 phụ âm đầu "l" và "n" thực hiện tại các trường tiểu học ở 13 huyện ngoại thành Hà Nội, cùng với đó là việc triển khai sáng kiến, kinh nghiệm chữa ngọng cho giáo viên tiểu học.

Hà Nội quyết chữa nói ngọng

Hà Nội quyết chữa nói ngọng

Các trường hào hứng với dự án "chữa ngọng" của Sở GD-ĐT Hà Nội

Nói ngọng do thói quen

Ông Nguyễn Trí Dũng, phó Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, kết quả khảo sát tại 13 huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy có 22,27% trong số 203.832 học sinh và 11,80% trong số 10.875 giáo viên nói và viết sai chữ l, n.

Trong đó, huyện Mê Linh có số học sinh ngọng nhiều nhất (chiếm khoảng 40,6% trong tổng số trên 14.000 học sinh). Tiếp đến là huyện Sóc Sơn có trên 34% trong số 22.036 học sinh, Ứng Hòa 31,7%... Mê Linh và Phú Xuyên cũng là những địa phương có số giáo viên nói ngọng nhiều nhất, trên 23% trong tổng số giáo viên được khảo sát, tiếp đến là Ứng Hòa, Thường Tín, Sóc Sơn.

Việc nói ngọng l, n do tính chất phương ngữ, thói quen của các vùng miền, trong nhà trường và cộng đồng đều không chú ý đến việc phát âm, viết sai và không có ý thức sửa sai.

Tình trạng học sinh nói ngọng chiếm đa số tại một số trường. Trường tiểu học Đại Thịnh, Mê Linh có khoảng 60% học sinh nói ngọng n, l. Trường tiểu học Ngô Tất Tố, Vĩnh Ngọc, Đông Anh có 30-40% học sinh nói ngọng. Đại diện một số trường tiểu học khác như An Khánh (Hoài Đức), Tiền Phong (Mê Linh), Nhị Khê (Thường Tín) cũng cho biết tỉ lệ học sinh nói ngọng l, n khá phổ biến.

Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng: “Chỉ khi phân biệt được việc phát âm và viết thế nào là đúng, sai thì mới có thể sửa được. Có nhiều học sinh biết mình nói ngọng nhưng không biết phải sửa thế nào cho đúng, cũng có những học sinh không quan tâm đến việc phát âm chuẩn.

Nhiệm vụ của giáo viên các trường tiểu học là giúp các em phân biệt và ý thức rõ việc cần phải sửa, sửa như thế nào. Muốn vậy chính giáo viên phải nói, viết chuẩn, phải đi đầu trong việc sửa nói ngọng”.

Dù xác định ngay từ đầu rằng, "chữa ngọng" là hành trình khá gian nan song đến nay, sau một thời gian thí điểm tại huyện Phú Xuyên đã cho kết quả tương đối khả quan. Tỉ lệ học sinh nói ngọng giảm từ 48,36% xuống còn khoảng 20%, tỉ lệ giáo viên nói ngọng cũng giảm đáng kể. Sở GD-ĐT Hà Nội đã triển khai việc “sửa ngọng” ở 13 huyện ngoại thành, chủ yếu là các huyện thuộc địa bàn Hà Tây, Vĩnh Phúc cũ.

PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nhấn mạnh, “Nói không sửa được l/n là thiếu trách nhiệm. Cách phát âm như vậy chỉ là hiện tượng xã hội, không phải là một bệnh lí. Và chúng ta hoàn toàn có thể sửa được.

"Chữa ngọng" bằng cách rèn thói quen mới

"Gần 50% học sinh và khoảng 30% giáo viên của huyện Phú Xuyên phát âm và viết sai chữ l, n". Đó là kết quả khảo sát do Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội thực hiện vào năm học 2008-2009.

Kết quả này là một trong những căn cứ đầu tiên để ông Nguyễn Trí Dũng, phó Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất dự án triển khai sáng kiến kinh nghiệm chữa ngọng cho giáo viên tiểu học, thí điểm ở huyện Phú Xuyên, tiếp đến triển khai ở 13 huyện ngoại thành Hà Nội.

Bà Chử Thị Thúy, chuyên viên phòng GD-ĐT huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, ở huyện Đông Anh 100% các trường tiểu học trong huyện đều có học sinh nói ngọng và cũng phát hiện nhiều học sinh "viết ngọng". Phòng GD-ĐT huyện đã chú trong việc chữa ngọng cho học sinh từ rất nhiều năm nay, trước khi có yêu cầu chính thức của Sở GD - ĐT Hà Nội.

Bà Thúy nhận định, nếu học sinh hiểu rõ nghĩa thì sẽ không phát âm và viết sai. Vì vậy, chúng tôi xác định việc “chữa ngọng” được xem là nhiệm vụ của giáo viên. Trên tinh thần chỉ đạo của Phòng GD - ĐT, giáo viên sẽ tự nghiên cứu để có phương pháp sửa sai hợp lý, phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Mỗi tuần các lớp đều danh 1 - 2 tiết học riêng để sửa phát âm cho học sinh. Khi học sinh đã nhận thức được sự thiệt thòi của việc nói và "viết ngọng" thì các em sẽ tự rèn cho mình thói quen "nói chuẩn".

Ông Phạm Xuân Tiến cho biết đã yêu cầu các trường tiểu học thường xuyên chú trọng việc sửa phát âm, viết sai khi dạy tiếng Việt, đặc biệt là các phân môn tập đọc, tập viết, tập làm văn. Các trường phải bố trí ít nhất 1-2 tiết/tuần để luyện tập, chữa ngọng cho học sinh.

Các trường có thể tổ chức các hình thức sinh động để tạo môi trường phát âm, viết chuẩn tiếng Việt. Giáo viên phải dành thời gian trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để sửa lỗi phát âm cho nhau, hướng dẫn học sinh chia nhóm để luyện tập sửa ngọng. Việc nắm chắc nghĩa của từ để viết đúng là yếu tố quan trọng giúp việc sửa ngọng nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc sửa ngọng không chỉ trông chờ vào nhà trường mà phải từ cả cộng đồng. Vì học sinh chỉ ở trường vài tiếng/ngày. Sau đó khi về nhà lại tiếp xúc với môi trường nói ngọng. Việc nói ngọng nhưng không biết và không có động cơ phải sửa của người lớn khiến con trẻ bị lôi cuốn trở lại cách phát âm sai, viết sai.

Bên cạnh đó, có những giáo viên cũng không thành công trong việc sửa ngọng, đây là cản trở cho việc đẩy mạnh việc sửa ngọng của học sinh.

"Chữa ngọng" cần bắt đầu từ cấp mầm non

Khi Hà Nội chính thức khởi động chương trình "chữa ngọng" cho học sinh tiểu học, rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ và hi vọng vào kết quả tốt đẹp.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ "diệt cỏ phải diệt tận gốc" thì nên chăng dự án này cần bắt đầu từ cấp học mầm non.

Ngay từ những tình huống giao tiếp tại trường mầm non đã phần nào hình thành thói quen ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Vì vậy, các giáo viên mầm non mới chính là những người đặt nền móng cho việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của các học sinh tiểu học.

Vì vậy, từ khâu tuyển lựa và đào tạo giáo viên mầm non cần phải bài bản hơn và đặt thêm yêu cầu về chuẩn phát âm.Còn nhiều vấn đề phải bàn và cũng còn nhiều câu chuyện xung quanh chuyện nói và viết ngọng nhưng dự án "chữa ngọng" mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang triển khai mang ý nghĩa xã hội to lớn, hứa hẹn mang lại những kết quả tốt đẹp, góp phần làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt.

Theo GD và ĐT

Theo GD và ĐT

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !