Hà Nội phân loại 3 vùng “xanh, đỏ, cam”: Vùng xanh chung cư, ngõ, cụm tính thế nào?

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc phân vùng: đỏ, cam, xanh để thực hiện các biện pháp chống dịch sau ngày 6/9 tới đây sẽ theo quy mô quận, huyện. Tuy nhiên, hiện chưa có bản đồ cụ thể các vùng trên toàn thành phố.

{keywords}
Hà Nội sẽ phân vùng xanh, đỏ, cam theo quy mô quận, huyện. (Ảnh minh họa)

Kết thúc đợt giãn cách thứ ba, sau ngày 6/9, Hà Nội sẽ tiếp tục giãn cách ở "vùng đỏ" và điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 (15+) với vùng “cam, xanh”.

Hà Nội có rất nhiều những “vùng xanh” là những ngõ nhỏ, khu dân cư nhỏ, các toà nhà chung cư,… thậm chí có những khu dân cư “vùng xanh” nằm sát “vùng đỏ”. Điều này khiến nhiều người băn khoăn: Vậy những nơi này sau ngày 6/9 có được áp dụng Chỉ thị 15+ hay không?

Giải đáp điều này, sáng nay (3/9), trao đổi với phóng viên Infonet, Phó Giám đốc (PGĐ) Sở Y tế Hà Nội, ông Vũ Cao Cương cho biết: Việc phân 3 vùng đỏ, cam, xanh để thực hiện các biện pháp chống dịch sau ngày 6/9 tới đây sẽ theo quy mô quận, huyện.

Tuy nhiên, Thành phố đang họp bàn về vấn đề này nên chưa có bản đồ cụ thể các vùng đỏ, vùng da cam và vùng xanh trên toàn thành phố.

Trước đó, vào chiều 2/9, Hà Nội phát đi thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác phòng, chống Covid-19 ban hành ngày 1/9.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố được giao chỉ đạo xây dựng phương án tổ chức thực hiện phân vùng bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, khoa học, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng hóa, lương thực, trang thiết bị y tế... phục vụ phòng, chống dịch lâu dài.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính từ đầu đợt dịch thứ 4 (27/4) đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đều ghi nhận ca mắc mới.

Thành phố hiện có 6 ổ dịch phức tạp gồm: ngõ 24 Kim Đồng (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai); chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình); phường Văn Miếu, Văn Chương (quận Đống Đa); phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) và xã Tân Lập (huyện Đan Phượng).

Đây là những chuỗi lây nhiễm mới phát hiện đã ghi nhận lượng bệnh nhân lớn. Một số chuỗi lây nhiễm khác đã phát hiện thời gian khá lâu, song đến nay vẫn rải rác có thêm ca bệnh.

Một số địa bàn có số ca bệnh thấp (dưới 10 ca) như huyện Chương Mỹ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Một số quận, huyện đã nhiều ngày không có ca mắc mới, các ca bệnh cũ đều đã được kiểm soát như: Gia Lâm, Long Biên, Cầu Giấy, Quốc Oai, Sóc Sơn...

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến sáng 3/9) là 3.379 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.554 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.825 ca.

Theo quy định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, "vùng đỏ" (nguy cơ rất cao) với cấp huyện là có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao; 50% số xã trở lên có nguy cơ cao hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.
"Vùng cam" (nguy cơ cao) ở cấp huyện, có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao nằm rải rác trên địa bàn huyện; 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã nguy cơ rất cao; có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 20% số xã.
"Vùng xanh" (mức bình thường mới) là các địa bàn không thuộc hai vùng nêu trên.
Sau ngày 6/9, Hà Nội thiết lập 3 vùng theo mức độ nguy cơ

Sau ngày 6/9, Hà Nội thiết lập 3 vùng theo mức độ nguy cơ

Sau đợt giãn cách thứ ba, Hà Nội sẽ thiết lập ba vùng theo mức độ nguy cơ và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất; tiếp tục giãn cách "vùng đỏ" và các biện pháp cao hơn Chỉ thị 15 vùng “cam, xanh”

N. Huyền 

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình

Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Núi rác tồn tại hàng chục năm ở Vĩnh Phúc gây ô nhiễm môi trường

Bãi rác núi Bông đi vào hoạt động năm 1999, lượng rác được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại đây. Hiện tình trạng ô nhiễm hết sức nặng nề.

Chuyện chưa kể về 'cây tử thần' trăm tuổi vừa bị cháy ở TP.HCM

Cây củ chi đại thụ, quý hiếm nhất của vùng Củ Chi vừa bị cháy khiến người dân vô cùng tiếc nuối.

Dịch vụ xếp hàng đăng kiểm thuê tăng giá gấp đôi, chủ xe muốn mà không dám

Phí thuê trông xe để chờ tới lượt đăng kiểm từ 500 nghìn tới 2 triệu đồng/ngày. Thời gian chờ kéo dài nhiều ngày khiến không ít chủ xe đắn đo khi "xuống tiền" thuê.

Hai người nước ngoài đứng trên đường phố Đà Nẵng xin 'cứu giúp'

Sáng 8/3, Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng cho biết đang yêu cầu các quận, huyện theo dõi, tìm hiểu thông tin hai người nước ngoài cầm tấm biển “xin tiền” trên đường phố Đà Nẵng.

Không có chuyện 'đinh tặc' xuất hiện tại chùa Tam Chúc

Sự việc du khách nhặt được hàng loạt đinh vít tại bãi đỗ xe chùa Tam Chúc không phải do nạn 'đinh tặc'.

Mạnh dạn làm 'chuột bạch' tại salon tóc ghế nhựa

Để được miễn phí, nhiều đấng mày râu sẵn sàng gửi gắm bộ tóc của mình cho những thợ cạo học việc thực hành cắt ở vỉa hè Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !