Hà Nội: Hàng chục bà bầu nhập viện điều trị vì sốt xuất huyết

Chỉ tính riêng 3 tuần đầu của tháng 11/2015, có tới gần 30 bệnh nhân đang có thai hoặc liên quan đến thai sản phải nằm điều trị nội trú vì SXHD, gần như ngày nào cũng có 1, 2 ca SXHD là bà bầu đến khám và nhập viện tại khoa.

Chỉ tính riêng 3 tuần đầu của tháng 11/2015, có tới gần 30 bệnh nhân đang có thai hoặc liên quan đến thai sản phải nằm điều trị nội trú vì sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và gần như ngày nào cũng có 1, 2 ca SXHD là bà bầu đến khám và nhập viện tại Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai.

Hà Nội: Hàng chục bà bầu nhập viện điều trị vì sốt xuất huyết - ảnh 1

TS. Đỗ Duy Cường đang thăm khám cho thai phụ mắc sốt xuất huyết.


Nhiều thai phụ nhập viện vì sốt xuất huyết

Theo TS.BS Đỗ Duy Cường, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, tuy thời tiết trở lạnh nhưng số bệnh nhân mắc SXHD chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt, số bệnh nhân nhập viện do SXHD là thai phụ có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính riêng 3 tuần đầu của tháng 11/2015, có tới gần 30 bệnh nhân đang có thai hoặc liên quan đến thai sản phải nằm điều trị nội trú vì SXHD, gần như ngày nào cũng có 1, 2 ca SXHD là bà bầu đến khám và nhập viện tại khoa.

Chị N.T.H, 34 tuổi (trú tại Đống Đa, Hà Nội) đang mang thai tháng thứ 3 nhưng chị phải nhập viện điều trị do sốt cao liên tục 3 ngày không dứt, toàn thân đau mỏi và xuất hiện chấm xuất huyết dưới da. Xét nghiệm virus Dengue cho kết quả dương tính, tiểu cầu có lúc hạ thấp còn 7 G/L. Rất may mắn, sau 5 ngày điều trị và theo dõi sát sao, đến ngày 24/11/2015, tình trạng của bệnh nhân N.T.H đã tiến triển theo hướng khả quan. Xét nghiệm cho thấy tiểu cầu của bệnh nhân đã tăng dần và qua mức nguy hiểm. Ngày 26/11/2015, bệnh nhân N.T.H đã được xuất viện, cả mẹ và thai nhi đều được an toàn.

Trường hợp khác nguy hiểm hơn là bệnh nhân P.T.M.H, 31 tuổi (trú tại Ba Đình, Hà Nội). Chị M.H nhập viện ngày 19/11/2015 trong tình trạng toàn thân phù to, có các mảng, nốt xuất huyết dưới da, ra máu âm đạo, khó thở, sốt cao 39,5 độ C. Xét nghiệm cho thấy tiểu cầu hạ còn 24 G/L, protein niệu dương tính (5 g/l), albumin máu giảm, huyết sắc tố trong máu giảm nặng còn 72 g/L. Theo TS. Cường, đây là ca bệnh SXHD nặng nhất từ đầu mùa dịch tới nay trên một sản phụ tiền sản giật, sau mổ thai đẻ non sinh đôi đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai.

Sau 1 tuần điều trị tích cực tại Khoa Truyền nhiễm, được truyền máu 2 lần, mỗi lần 700 ml khối hồng cầu, bù albumin, lợi tiểu và hội chẩn với các chuyên khoa liên quan (sản, thận, huyết học,…), đến ngày 26/11/2015 tình trạng của bệnh nhân H .đã khá lên và qua giai đoạn nguy kịch. Bệnh nhân không còn ra máu âm đạo, tỉnh táo, đỡ phù. Xét nghiệm cho thấy tiểu cầu đã tăng lên 169 G/L, các chỉ số sinh hóa, huyết học đã trở về bình thường.
Dễ sảy thai, thai chết lưu vì mẹ mắc sốt xuất huyết

Theo BS. Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, nếu thai phụ bị SXHD thì cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng vì bệnh khó điều trị hơn so với người bình thường. Phụ nữ mang thai những tháng đầu bị SXHD có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, rau bong non, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Với phụ nữ mang thai, việc giảm số lượng hoặc chức năng của tiểu cầu rất nguy hiểm bởi tình trạng chảy máu và rối loạn đông máu, tổn thương gan thận, xuất huyết não, phù phổi,.. có thể xảy ra, đặc biệt là lúc sinh nở. Ngoài ra, những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh.
 
“Điều trị bệnh nói chung và SXH nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó khăn. Cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức,... để xử trí kịp thời khi có biến chứng xảy ra. Trong quá trình điều trị, thận trọng trong việc chỉ định dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì ảnh hưởng của nó đối với thai. Ngay các thuốc có thể chỉ định dễ dàng cho bệnh nhân khác thì khi thai phụ muốn sử dụng vẫn phải có sự đồng ý của bác sĩ truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa sau khi đã cân nhắc rất kỹ”- BS. Tuấn cho hay. 

Để phòng bệnh SXH, nhất là với bà mẹ mang thai, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh SXHD.
 

Các bác sĩ cảnh báo, khi mang bầu, sức đề kháng của người phụ nữ sẽ giảm xuống cho nên dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng như cúm, Rubella, thủy đậu,… đặc biệt là bệnh SXHD. Do đó, để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con, khi có biểu hiện sốt, chị em có thai cần đi khám ngay, đặc biệt, nếu nghi ngờ SXHD phải nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguồn SKĐS

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !