Hà Nội bước vào đỉnh dịch sốt xuất huyết, nhiều người dân không hợp tác

Tại Hà Nội tình trạng người dân không hợp tác với cán bộ y tế trong phòng, chống sốt xuất huyết. Khi đến để phun hóa chất diệt muỗi, các gia đình không cho cán bộ y tế vào nhà phun hoặc chỉ cho phun tầng 1.

Hà Nội bước vào đỉnh dịch sốt xuất huyết, nhiều người dân không hợp tác - ảnh 1

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ tại các tỉnh phía Nam.

Hà Nội đang là đỉnh dịch

TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội đang là đỉnh của dịch bệnh này. Để kiềm chế số ca mắc gia tăng trong tháng 10, phấn đấu giảm hẳn trong tháng 11, thành phố đang phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Để đạt được kết quả tốt trong việc khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế phải sự có quyết tâm, phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, của từng hộ gia đình và từng cá nhân trong cộng đồng triển khai triệt để các khuyến cáo, hướng dẫn của ngành y tế. 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 50% số hộ gia đình trên địa bàn TP. Hà Nội từ chối phun hóa chất, không hợp tác với cán bộ y tế hoặc vắng nhà liên tục, do vậy việc khống chế và dặp tắt các ổ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Người dân không hợp tác để phòng chống dịch, như: khi đi tuyên truyền, phun thuốc muỗi một số hộ gia đình, người dân không mở cửa cho CBYT vào nhà kiểm tra VSMT diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi; không khai báo cho cán bộ y tế địa phương khi bị bệnh; không chủ động và thực hiện thường xuyên việc diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà mình; chỉ cho phun hóa chất diệt muỗi ở tầng 1 mà không cho phun ở tầng 2 vì nghĩ tầng cao không có muỗi... 

Bên cạnh đó, kiến thức về bệnh của người dân vẫn còn hạn chế, ví dụ: Nghĩ nhà sạch là sẽ không có muỗi; nghĩ việc phòng bệnh chủ yếu là phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, coi nhẹ việc VSMT, diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà mình.

Bệnh SXH là bệnh do muỗi truyền và hiện nay lại chưa cóvắc xin phòng bệnh nên công tác phòng, chống dịch là rất khó khăn cả ở trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, diện lưu hành dịch ở nước ta rất lớn ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với dân số bị tác động là rất lớn, thời gian hoạt động của dịch kéo dài nên lại càng khó khăn. Chính vì chưa cóvắc xinphòng bệnh đặc hiệu nên các biện pháp phòng, chống dịch hiện nay đều là không đặc hiệu và chủ yếu là dựa vào phòng chống muỗi - một công việc rất khó khăn.

Mặt khác, bệnh lây do muỗi truyền nên các yếu tố thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lan truyền dịch, nhất là ở nước khí hậu nhiệt đới như nước ta thì lại càng thuận lợi cho muỗi phát triển.

Riêng tại một số khu vực miền Nam và miền Trung do người dân có thói quen tích trữ nước mưa ở các dụng cụ chứa nước như lu, khảm, bể, thùng phi, đây là nơi lý tưởng để muỗi trú ngụ và đẻ trứng và cũng chính là ổ muỗi truyền bệnh trong gia đình và cộng đồng. Việc xử lý các dụng cụ chứa nước này là vô cùng khó khăn bởi số lượng dụng cụ chứa nước của các hộ gia đình là rất lớn. Việc này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự tham gia tích cực của người dân.

Đang thử nghiệm vắc xin

PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Tp.Hồ Chí Minh sau hơn 5 năm thí điểm tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả vắc xin sốt xuất huyết ở nhóm trẻ từ 9 tuổi trở lên đạt 66%, ngừa được 81% ca sốt xuất huyết nhập viện và 93% ca sốt xuất huyết nặng.

Theo ông Lân, nghiên cứu thử nghiệm vắc xin phòng chống sốt xuất huyết giai đoạn III ở châu Á và châu Mỹ La tinh cho thấy hiệu quả vắc xin sốt xuất huyết ở nhóm trẻ từ 9 tuổi trở lên đạt 66%, ngừa được 81% ca sốt xuất huyết nhập viện và 93% ca sốt xuất huyết nặng. Đối với nhóm trẻ dưới 9 tuổi, hiệu quả thấp hơn, đạt 44%, ngừa được 56% ca sốt xuất huyết nhập viện và 67% ca sốt xuất huyết nặng. 

Kết quả của nhóm 9 tuổi trở xuống còn cần phải theo dõi hết thời gian nghiên cứu – 5 năm sau khi tiêm vắc xin – để có kết quả đánh giá hoàn chỉnh sau cùng nhằm đảm bảo đánh giá được một vắc xin thực sự hiệu và an toàn cao. Các phản ứng sau tiêm chủng của vắc xin sốt xuất huyết là tương đương hoặc thấp hơn so với các vắc xin đang lưu hành. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy vắc xin này không gây bất kỳ biến cố nghiêm trọng nào.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia tại khu vực Châu Á tham gia trong giai đoạn III của tiến trình thử nghiệm với 2.336 trẻ từ 2 - 14 tuổi tình nguyện tham gia nghiên cứu. Theo nguyên tắc, vắc xin phải qua các giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật trước khi đem thử nghiệm trên người. Nghiên cứu trên người gồm 3 giai đoạn: giai đoạn I (tính an toàn); giai đoạn II (tính sinh miễn dịch và tính an toàn) và giai đoạn III (hiệu quả phòng bệnh). Nếu nghiên cứu giai đoạn III thành công, nhà sản xuất có thể đệ trình hồ sơ cho các nhà chức trách về đăng ký đánh giá cấp phép cho lưu hành trên thị trường. 

Đây là các nghiên cứu đa trung tâm, được thiết kế nghiên cứu, triển khai thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt của thế giới. Trong vòng hơn 20 năm, vắc xin sốt xuất huyết đã được triển khai 23 nghiên cứu của cả 3 giai đoạn trên 17 quốc gia trên khắp thế giới, từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Mexico, Úc, Singapore, Malaysia đến những nước đang lưu hành dịch sốt xuất huyết ở châu Á và châu Mỹ la tinh.
Khánh Ngọc

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !