Hà Nội bắt đầu hỗ trợ ‘đổi xe máy cũ lấy xe mới’, ai sẽ được đổi?

Từ ngày 12-30/11, Hà Nội chuẩn bị hỗ trợ 2-4 triệu đồng cho người dân đổi xe máy cũ sang xe máy mới, tiến hành đo kiểm khí thải các xe máy cũ hiệu Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, xe nào không đạt tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ chủ xe

{keywords}
Hà Nội bắt đầu khởi động chương trình đo kiểm khí thải, hỗ trợ đổi xe máy cũ lấy xe máy mới từ ngày hôm nay 12/11 đến ngày 30/11. (Ảnh minh họa)

Theo chương trình thí điểm 'đổi xe cũ lấy xe mới' tại Hà Nội, chủ những chiếc xe máy cũ trên 18 năm tuổi nếu không đạt tiêu chuẩn về khí thải có thể được hỗ trợ bằng một khoản tiền tương đương 2-4 triệu đồng để mua xe mới.

Theo ông Mai Trọng Thái, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), chương trình hỗ trợ người dân đổi xe máy cũ lấy xe máy mới sẽ lựa chọn và lắp đặt thiết bị đo kiểm tại 8 đại lý sửa chữa, bảo dưỡng xe máy trên địa bàn 6 quận gồm: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân.

Sở dự kiến lựa chọn 30 đại lý xe máy trên địa bàn để thí điểm chương trình đăng ký tham gia đổi xe mô tô, xe gắn máy cũ với các cơ chế hỗ trợ khác nhau.

{keywords}
Danh sách các điểm tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ theo văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Chương trình bao gồm 4 hoạt động: đo kiểm khí thải; thí điểm tiếp nhận xe mô tô, xe gắn máy cũ mà người dân thải bỏ; hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới; khảo sát ý kiến người dân về tác động của chính sách kiểm soát khí thải xe máy.

Đối với xe máy từ 5 năm trở lên (đăng ký trước năm 2017), chủ phương tiện được tặng dầu nhớt; trường hợp xe không đạt chuẩn khí thải sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/xe để sửa chữa các bộ phận liên quan đến khí thải. 

Một điểm cần lưu ý là để được hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ, người dân phải thoả mãn các điều kiện: Xe máy chính chủ; chủ phương tiện có hộ khẩu ở Hà Nội; xe phải thuộc 1 trong 5 hãng xe là Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, đăng ký lần đầu trước năm 2002.

Ngoài ra, xe máy cũ được hỗ trợ đổi sang xe mới phải có đầy đủ các bộ phận khung xe, động cơ, bình nhiên liệu, tay nắm, bánh xe, giảm xóc, ống xả.

Với xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002 thuộc 5 hãng xe này, người dân có nhu cầu chuyển đổi sang xe máy mới sẽ được tư vấn, hướng dẫn. Nếu đáp ứng các điều kiện của chương trình, chủ phương tiện sẽ nhận được các mức hỗ trợ tối đa lên đến 4 triệu đồng (khoản hỗ trợ tùy theo chính sách khuyến mại của từng hãng xe và giảm giá trực tiếp trên giá xe mới).

Trao đổi với phóng viên Infonet, TS Nguyễn Xuân Thuỷ, chuyên gia giao thông cho rằng chủ trương đổi xe cũ nhằm giảm phát thải, ô nhiễm môi trường là rất đúng đắn.

Tuy nhiên TS Thuỷ cho biết đã từng có nhiều ý kiến góp ý với mong muốn điều kiện đổi phải thực tế. Thực tế đó dựa trên cơ sở đời sống, thu nhập của người dân còn rất nhiều khó khăn. Do đó, vệc hỗ trợ người dân đi đổi xe cũ không chỉ là 4 triệu  mà phải là 6-10 triệu/xe thì mới khả thi.

“Như thế nhiều người sẽ đến đổi mà không trốn tránh. Người ta cũng cảm thấy được quan tâm và cũng bù đắp bớt khó khăn trong đời sống. Hà Nội không nên cố định ở mức hỗ trợ 4 triệu.  Mức tiền hỗ trợ này đã đưa ra cách đây mấy năm rồi, giờ áp vào triển khai vẫn giữ nguyên là không thực tế”, TS Thuỷ thẳng thắn bày tỏ.

Vấn đề thứ hai theo chuyên gia này là chủ trương đổi xe cũ lấy xe mới không nên dồn vào 1-2 năm mà phải thực hiện từng bước, 3-5 năm. Mỗi năm đổi vài nghìn người/xe (khoảng 2.000 xe) thôi.

Ví dụ năm 2022, đổi 3.000 xe, năm 2023 đổi 3.000 xe nữa, 2024 đổi 3-4.000 xe tiếp. Mỗi năm như vậy kinh phí sẽ có, không dùng 4 triệu nữa mà tăng lên 6-10 triệu. Như thế vừa dàn trải kinh phí vừa là giảm bớt khó khăn cho người dân, những người không có tiền phải dùng xe cũ mưu sinh.

“Nên có sự chia sẻ thông cảm. Nếu làm được như vậy thì việc hiện thực hoá chính sách sẽ tốt hơn”, TS. Thuỷ nhấn mạnh.

Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ, đăng ký trước năm 2000).
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trình UBND TP thì sẽ có hai nguồn kinh phí để thực hiện chương trình này.
Thứ nhất, Hiệp hội Xe máy Việt Nam chủ động kinh phí đầu tư các thiết bị đo khí thải và lắp đặt tại 8 địa điểm đo kiểm khí thải và 30 trạm đổi xe....
Thứ hai, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì các hoạt động tuyên truyền. Kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2020 tại nhiệm vụ: Triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học đến cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố...
Hà Nội hỗ trợ 2-4 triệu đồng đổi xe máy cũ lấy mới: Ai được 2 triệu, ai được 4?

Hà Nội hỗ trợ 2-4 triệu đồng đổi xe máy cũ lấy mới: Ai được 2 triệu, ai được 4?

Chủ trương hỗ trợ 2-4 triệu đồng để người dân bỏ xe máy sản xuất trước năm 2002 và không đạt chuẩn về khí thải sắm xe mới của TP Hà Nội đang đặt ra nhiều băn khoăn. Xe cổ có phải đổi? Chỉ đổi bộ phận gây ô nhiễm được không?

Hỗ trợ dân 2-4 triệu đổi xe máy cũ: Chuyên gia xe hiến giải pháp ít tốn kém

Hỗ trợ dân 2-4 triệu đổi xe máy cũ: Chuyên gia xe hiến giải pháp ít tốn kém

Để cải thiện khí thải, xe máy cũ vẫn sử dụng tốt chỉ cần thay động cơ hoặc linh kiện để tiết kiệm chi phí. Đối với xe máy cũ nát phải thay thế, chủ xe mong được chính sách cho trả góp khi mua xe mới

PV

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !