GS Nguyễn Văn Tuấn, từ phụ bếp tới giáo sư hàng đầu
GS Nguyễn Văn Tuấn (bên trái)tại Hội nghị khoa học thường niên của Viện hàn lâm y khoa (AAHMS) |
Hàng loạt giải thưởng danh giá
Tác giả mô hình là người Việt - giáo sư Nguyễn Văn Tuấn quê ở Kiên Giang. Hiện tại, GS Nguyễn Văn Tuấn đang định cư tại Australia cùng gia đình. Ông được Đại học New South Wales (Australia) trao học vị tiến sĩ cao nhất vì những đóng góp xuất sắc cho chuyên ngành loãng xương thế giới.
Năm 2018, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn lại được trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) trao huy chương của Hiệu trưởng về thành tích nghiên cứu ngoại hạng có tác động lớn đến chuyên ngành (Chancellor’s Medal for Exceptional Research).
Giải thưởng là một trong 7 hạng mục về học thuật của UTS dành cho những nhà khoa học có đóng góp quan trọng cho đại học này và Australia. Những nhà khoa học có những thành tựu mang tính tiên phong và ảnh hưởng lớn trong chuyên ngành mới được xem xét trao giải.
Mới đây nhất, tại Hội nghị khoa học thường niên của Viện hàn lâm y khoa (AAHMS) năm nay diễn ra ở Viện nghiên cứu Harry Perkins, Đại học Western Australia (UWA) Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng là là người gốc Á châu duy nhất lần này được bầu vào Viện sĩ hàn lâm y học Australia. GS Nguyễn Văn Tuấn nói rằng sự việc này là một ghi nhận những công trình nghiên cứu của ông và đồng nghiệp nhằm đóng góp vào việc chẩn đoán và phòng ngừa các bệnh nhân loãng xương.
Ông cũng bày tỏ sự lo lắng tình trạng khủng hoảng trong nghiên cứu khoa học hiện nay, và cho rằng các nhà khoa học phải có nhiệm vụ nâng cao tính khoa học trong các công trình nghiên cứu trong tương lai.
Về phần mình, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn coi đây là một hành trình dài. Với những công trình nghiên cứu khoa học và những gì giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đang giúp giới khoa học nước nhà, ông được đánh giá là những công dân gốc Việt ưu tú.
Vươn lên từ người phụ bếp
Ít ai biết được rằng giáo sư Nguyễn Văn Tuấn bắt đầu từ một chân phụ bếp trong bệnh viện rồi phụ tá trong bệnh viện để mưu sinh, ông đã tự vươn lên, trở thành Giáo sư, Tiến sĩ, là nhà nghiên cứu khoa học giỏi về xương, dịch tễ học.
Rời khỏi Kiên Giang và với hành trình tìm con đường mới, hành trình định cư ở Australia của giáo sư Tuấn cũng đầy trông gai. Khi mới sang Australia, với vốn tiếng Anh hạn hẹp, ông vừa làm đủ thứ nghề để kiếm sống vừa đi học. Thời gian đầu giáo sư Tuấn làm phụ bếp, rồi làm phụ tá trong phòng thí nghiệm sinh học, trong xưởng,…
Trong thời gian đi làm như thế, ông đi học ban đêm, gọi là học bán thời gian. Suốt gần 5 năm liền, đêm nào cũng về nhà lúc 10 hay 11 giờ đêm. Ông luôn khát khao phải đi học lại và lúc nào cũng nghĩ học để thoát khỏi cảnh phụ bếp chứ chẳng khi nào nghĩ tới mình có thể trở thành giáo sư gì ở xứ xở Kangaroo đó.
Quá trình theo học, ngôn ngữ chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho chàng sinh viên gốc Việt. Nhưng ông được người bạn nói rằng nếu muốn hơn người bản xứ thì phải có hai cái đầu và lúc nào ông cũng cố gắng. Việc đầu tiên đó là học tiếng Anh, cuốn từ điển và cách học tiếng Anh của ông đã được chia sẻ rất nhiều. Khi trở thành một nhà khoa học về y sinh tiếng tăm ở Australia, GS Tuấn vẫn luôn hướng về Việt Nam.
Dù đã ở tuổi 65, mang mang quốc tịch Australia nhưng chưa bao giờ ông xem mình là người Australia. Năm nào ông cũng về Việt Nam vài chuyến và tìm cách giúp giới khoa học Việt Nam có thể nghiên cứu, có thể đưa ra những phương pháp nghiên cứu khoa học tốt. GS Tuấn cho rằng đừng quá đau đầu chọn đề tài đao to búa lớn mà hãy nghĩ cái gì gần nhất quan trọng nhất là cách nghiên cứu.
Người mới bước vào khoa học như tôi thời đó rất quan tâm phương pháp và kỹ thuật, nhưng người có kinh nghiệm thường chú ý đến thông điệp chính của bài báo. Câu hỏi mà giáo sư hướng dẫn hay giày vò là tại sao bài báo này quan trọng, thông điệp chính là gì. Có khi phải bỏ ra cả tuần chỉ để nghĩ cách viết thông điệp chính.
Hiện ông đồng thời là giáo sư ở Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Notre Dame Australia, nhận được nhiều lời mời giảng và hợp tác nghiên cứu từ các trường, viện của Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông có hơn 250 công trình khoa học công bố trên các tập san danh tiếng thế giới và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.