“Gót chân Asin” của Trung Quốc

Không có gì lạ khi các nước láng giềng và Phương Tây đều đang “phát sốt” vì sự phát triển quân sự của Trung Quốc Tuy nhiên, không cần quá phóng đại mối lo này bởi ít nhất người ta cũng có thể thấy Trung Quốc có 3 yếu huyệt không thể che dấu.

“Gót chân Asin” của Trung Quốc

Bài 1: Vì sao Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự?

“Gót chân Asin” của Trung Quốc

Ngoại giao bằng tiềm lực quân sự

Đài Loan là động lực chính thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Năm 1996, để đáp lại hành động thử tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, Mỹ đã gửi hai tàu sân bay tới hoạt động ở eo biển Đài Loan. Từ năm 2002, chiến lược của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là đối đầu trong các xung đột trực tiếp với Đài Loan mà còn bao gồm cả việc ngăn cản những hành động can thiệp của Mỹ tại eo biển này.

“Gót chân Asin” của Trung Quốc

Top 10 quốc gia chi tiêu lớn nhất cho quân sự, quốc phòng trong năm 2011. (Nguồn: IISS)

Tiếp theo đó, kế hoạch đến năm 2020, Trung Quốc sẽ giành quyền kiểm soát và ngăn chặn các tàu sân bay và máy bay của Mỹ hoạt động trên khu vực mà Trung Quốc gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” kéo dài từ Aleutians ở phía bắc của Đài Loan đến Philippines và Borneo.

Năm 2005, Trung Quốc đã thông qua luật chống ly khai và cam kết sẽ phản ứng quân sự nếu tất cả các giải pháp hòa bình không mang lại hiệu quả. Bắc Kinh cũng lớn tiếng tuyên bố “sẽ sẵn sàng đẩy lùi bất cứ thế lực can thiệp nào” và cương quyết chống lại tình trạng “không rõ ràng” mà Mỹ đang ra sức duy trì ở đây.

Vươn xa hơn, Trung Quốc đang rất tích cực mở rộng ảnh hưởng của mình trong các lực lượng quân đội quốc tế. Gần đây, Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đồng thời trở thành thành viên tích cực nhất trong Hội đồng Bảo an.

Hầu hết các nhiệm vụ quốc tế đều được giao cho Hải quân Trung Quốc và lực lượng này ngày càng hoạt động với tần suất cao hơn và ở một phạm vi rộng lớn hơn. Những tàu Hải giám và các tàu chiến liên tục xuất hiện trên vùng Biển Đông, lấn lướt các nước khác trong khu vực và ngang nhiên xem đây như là vùng biển đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc cũng không ngừng trang bị thêm các tàu khu trục nổi, khu trục tàng hình và các tàu mang tên lửa đạn đạo cho phép kết hợp dàn trận thành những đội quân “ghê gớm” trên biển.

“Gót chân Asin” của Trung Quốc

Thống kê và so sánh tiềm lực quân sự của Trung Quốc và Mỹ (nguồn: IISS)

Trung Quốc: Vẫn chỉ là con hổ giấy

Không có gì lạ khi các nước láng giềng và phương Tây đều đang “phát sốt” vì sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Hơn lúc nào hết các đồng minh của Mỹ đang cảm thấy lo lắng về sự đảm bảo của cường quốc này đối với họ. Dù đặt nhiều kỳ vọng vào các tác động từ bên ngoài, song các nước trong khu vực cũng đã ý thức sâu sắc rằng họ phải làm nhiều hơn để tự bảo vệ mình, trong đó bao gồm cả việc xây dựng hệ thống chiến thuật chống tiếp cận A2/AD để đối trọng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, không cần quá phóng đại mối lo ngại mang tên Trung Quốc. Ít nhất có thể thấy được Trung Quốc có 3 yếu huyệt trong lĩnh vực này.

Thứ nhất, không giống như Liên Xô cũ, Trung Quốc có lợi ích quốc gia sống còn trong sự ổn định của hệ thống kinh tế toàn cầu. Dù sao Trung Quốc vẫn đang là một quốc gia có thu nhập bình quân thấp với hàng trăm triệu người nghèo khổ cần phải ưu tiên hơn tham vọng quân sự. Ngân sách quốc phòng tăng chủ yếu là biểu hiện sự lớn mạnh của nền kinh tế hơn là sự mở rộng tỷ trọng ngân sách quốc phòng trong GDP.

Suốt nhiều năm qua, Trung Quốc luôn duy trì ngân sách quốc phòng ở khoảng 2% GDP trong khi con số này của Mỹ là 4,7%. Một điều tra thực tế cho thấy, Trung Quốc sẽ khó khăn hơn trong việc duy trì những khoản chi lớn cho ngân sách quốc phòng do tốc độ phát triển của nền kinh tế đang chậm lại.

Bên cạnh đó, giới chức trách Trung Quốc cũng sẽ ngày càng đau đầu hơn trong việc duy trì nền ổn định nội bộ. Năm vừa qua, lần đầu tiên những khoản chi cho việc duy trì an ninh trong nước của Trung Quốc đã vượt quá cả chi tiêu quốc phòng.

Đồng thời, sự lão hóa nhanh chóng của dân số Trung Quốc hiện nay sẽ ngốn đi một phần không nhỏ nguồn ngân sách dành cho các chế độ phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe khiến cho các nhà cầm quyền Trung Quốc không thể nào “vung tay quá trán” cho PLA được.

Thứ hai, sự lớn mạnh của nền quân sự Trung Quốc vốn không phải là một yếu tố ngạc nhiên hay gây sốc với toàn bộ thế giới. Nó vốn là một trình tự phát triển hiển nhiên đối với bất cứ quốc gia lớn và có tầm quan trọng nào. Hơn nữa, trong một thời gian dài nữa sẽ rất khó có một cuộc soán ngôi trong trình tự quân sự quốc tế, không ai có thể nghi ngờ về tiềm lực quân sự của Mỹ cùng với liên minh quân sự mạnh mẽ và bền vững - NATO.

Thứ ba, PLA vốn chưa thể là một đội quân đáng sợ như người ta đã vẽ ra trên giấy. Công nghệ quân sự của Trung Quốc bị phương Tây cấm vận từ sau thảm cảnh Thiên An Môn năm 1989. Đó cũng là lý do vì sao phương Tây liên tục bị các hacker Trung Quốc tấn công nhằm đánh cắp các bí mật công nghệ quân sự.

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc hiện nay tuy đã được cải thiện xong vẫn còn bị phân tán và bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ Nga – một nhà cung cấp luôn sẵn lòng bán những thứ tương tự cho các nước khác có vị trí địa lý xung quanh Trung Quốc.

Hơn nữa, PLA tuyệt đối không phải là một đội quân thiện chiến. Những diễn cố xảy ra trong khoảng 20 năm gần đây đã minh chứng điều này một cách rõ nét.

Về phần mình, chính Trung Quốc cũng phải thừa nhận, khoảng cách quân sự của Trung Quốc và Mỹ ít nhất là 30 năm, có thể là 50 năm, Trung Quốc vốn chưa dám xem mình là “bằng vai, phải lứa” của Mỹ nhưng trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc nhất định vươn lên vị trí lãnh đạo để có thể “ngồi cùng chiếu” và thương thuyết với Mỹ về các vấn đề an ninh toàn cầu.

Nguyễn Hoàng

Theo The Economist

Theo The Economist

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !