Những người thầy mở trường sau giải phóng

Sau mốc son 30/4/1975, việc chi viện nhân lực cho miền Nam được ưu tiên hàng đầu. Nhiều giảng viên của các trường ĐH miền Bắc đã tình nguyện trở lại quê hương để “mở trường, dựng lớp”.

{keywords}
Những thành viên của Hội “Không khóa” Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng).

Xin xác ô tô, trực thăng về “mổ” cho sinh viên học

Cuối tháng 4/1975, thầy Lý Ngọc Sáng, Trần Ngọc Chương và Nguyễn Đức Cán (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cùng Ban Thống nhất Trung ương triệu tập cùng với đoàn cán bộ đi tiếp quản các trường ĐH phía Nam sau giải phóng.

Sau một lớp học chính trị ngắn ngày, đoàn tiếp quản lên dường bằng xe tải quân sự, ngày nghỉ đêm đi, theo đúng chế độ đi B như hồi còn chiến tranh. Đoàn phải chờ ở binh trạm giới tuyến 2 ngày và làm thủ tục điểm danh từng người để qua cầu Hiền Lương vượt giới tuyến.

Sau này, PGS.TS Nguyễn Đức Cán kể lại: “Khi đi qua cầu Mỹ Chánh, nơi tôi sinh ra và cũng đã xa cách 35 năm, xe chỉ thoáng chạy qua khoảng 10 phút. Tôi xúc động, lệ nhòa, mở to mắt nhìn mà không thấy được gì”.

Thời điểm đó, Đà Nẵng chưa có trường ĐH nào. Chỉ có đề án của chính quyền cũ định thành lập một trường ĐH cộng đồng theo mô hình của Mỹ. Chưa có trụ sở, giáo chức, nhân viên cũng như sinh viên mà chỉ mới có một số ít điều hành lâm thời nhưng cũng đã di tản.

Cùng với thầy Nguyễn Phiên từ chiến khu về, thầy Sáng, thầy Chương và thầy Cán tạo thành “bộ tứ” thành lập, tổ chức, gấp rút xây dựng trường. Trường được xây dựng theo mô hình hoàn toàn mới ở miền Trung với đa ngành công nghệ và kinh tế. Lễ khai giảng Khóa I (29/3/1976) diễn ra đúng dịp kỷ niệm 1 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng với 329 SV trúng tuyển. Trường có 3 khoa chuyên ngành là Cơ khí, Điện và Kinh tế. Trước đó 4 tháng, hệ dự bị đã nhập học với 300 HS.

Tháng 11/1975, giảng viên trẻ Nguyễn Ngọc Diệp được tổ chức phân công vào giảng dạy tại Viện ĐH Đà Nẵng. Đây là trường ĐH đầu tiên của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập sau giải phóng. Ông là một trong những giảng viên khóa đầu tiên của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, tăng cường từ Hà Nội vào.

Thầy Diệp nhớ lại: “Thời điểm đó, tôi đã giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được 7 năm và vừa mới lập gia đình. 21 năm xa quê hương, cầm quyết định trên tay mà lòng bồi hồi xúc động. Khi quê hương còn chiến tranh, khói lửa, tôi được gửi ra miền Bắc học tập. Nay hòa bình, thống nhất đất nước, con em miền Nam chúng tôi mong sớm được trở về làm việc và cống hiến”.

Theo lời kể của thầy Diệp, trường mới thành lập chỉ có một giảng đường 4 tầng, 2 nhà xưởng gần như trống trơn. Xung quanh trường là mênh mông cát trắng. Dây thép gai chằng chịt. Thỉnh thoảng lại có bộ đội đến dọn mìn. “Chúng tôi phải sang Quân khu V xin xe ô tô, xác máy bay của chế độ cũ để lại rồi về “mổ” ra từng bộ phận để dạy SV. Có lần, chúng tôi vào tận sân bay Chu Lai chở máy bay trực thăng về làm dụng cụ thực tập cho SV. Đoàn giảng viên phải thức gần trắng đêm tìm cách tháo cánh quạt của trực thăng vì không cách nào lọt qua cổng sân bay”.

Là SV khóa 1 của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, GS.TS Bùi Văn Ga – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhớ lại: “Chuyện các thầy đi nhặt, xin linh kiện nằm trong cơ phận của phương tiện, khí tài chiến tranh ở các vựa phế liệu, sau đó về lắp ráp nên những modun, mô hình thí nghiệm đầu tiên, giúp SV có điều kiện thực hành, mãi mãi thật đáng trân trọng”.

Phần lớn SV khóa 1 của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng được gửi ra trường ĐH Bách khoa Hà Nội gần 4 tháng để thực tập cuối khóa và làm đồ án tốt nghiệp. Những SV khóa 1 đã chia sẻ các khó khăn với trường, ở nhà vòm bằng tôn dã chiến, phải sống trong KTX là khu gia binh ở Hòa Khánh. Khi ra Hà Nội lại phải ở tạm trong các nhà tranh tre nứa lá không che chắn nổi gió bấc mưa phùn lạnh lẽo của Hà Nội.

{keywords}
Giảng đường khu A của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng những ngày đầu mới đi vào hoạt động; xung quanh trường là mênh mông cát trắng và dây kẽm gai, bom mìn. 

Hội “Không khóa”

“Hội Không khóa” là danh xưng gồm các thầy cô, những SV đã tốt nghiệp ở nước ngoài và từ các trường: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh… về giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng giai đoạn 1975 – 1980. Họ gắn bó với trường từ những ngày mới thành lập, nhưng không phải là SV của trường.

Là một trong 6 SV khóa 16 tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội làm giảng viên, tháng 5/1977, thầy Nguyễn Văn Yến được phân công vào dạy tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Thầy Yến kể: “Ngày đó, việc chi viện cho miền Nam được ưu tiên hàng đầu. Trong số SV tốt nghiệp đủ tiêu chuẩn để trở thành cán bộ giảng dạy, các trường miền Nam được lựa chọn cán bộ trước. Những người đi miền Nam được cấp bằng tốt nghiệp ĐH ngay, được cấp tiền và vé máy bay đi B. SV khi ấy ít lắm, tổng cộng chưa được 10 lớp, mỗi lớp không đến 40 người. Đa số SV chỉ kém tôi 4 - 5 tuổi, có một số bằng hoặc nhiều tuổi hơn tôi”.

Con em miền Nam chọn trở lại quê hương để phục vụ và cống hiến. Nhưng có rất nhiều SV ưu tú, thời điểm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã chọn miền Nam làm nơi công tác. Tháng 2/1978, từ Liên Xô về, chàng trai Đinh Minh Diệm được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp bố trí công tác tại Nhà máy cơ khí ô tô, máy kéo ở Thái Nguyên để làm phiên dịch. “Thế nhưng, khi tiếp xúc với đại diện Phòng tổ chức của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng thì mình đổi ý. Miền Nam lúc bấy giờ có một hấp lực đặc biệt với những người trẻ để được cống hiến, được thử thách”.

“Lớp cán bộ trẻ này đầy năng lượng, nghiêm túc trong công tác chuyên môn, hăng hái tham gia vào phong trào tuổi trẻ đang rất sôi nổi của những ngày quê hương vừa mới có cuộc sống hòa bình” – NGƯT Nguyễn Ngọc Diệp nhớ lại. Hội “Không khóa” là những hạt nhân trẻ, giàu năng lực, trí tuệ, đầy nhiệt huyết. Cùng với những thầy, cô từ các trường ĐH ở miền Bắc chuyển về đặt nền móng, xây dựng và góp phần vào sự lớn mạnh của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng như Trường ĐH Kinh tế cùng Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế Quốc dân như ngày nay.

Theo giaoducthoidai.vn

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !