Tiếng khóc xé đêm của một học sinh sắp thi vào lớp 10

10h đêm, khi tôi chuẩn bị cho đứa nhóc 2 tuổi đi ngủ thì nghe thấy tiếng cãi nhau ầm ĩ từ nhà hàng xóm. Đúng là tiếng gào khóc của cô bé An Nhiên.

Còn 2 tuần nữa là An Nhiên sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập trên địa bàn TP. Hà Nội. Thời gian gần đây thấy con bé đi học suốt, chẳng mấy khi ở nhà.

Cuối tuần cũng thấy hai mẹ con đưa nhau đi học sớm, hỏi ra thì mới biết đi luyện thi ở trung tâm. Thấy các bạn cùng lớp đều đi học thêm, không muốn con mình tụt lại phía sau nên chị Na dù là giáo viên môn Văn nhưng cũng cho con đi luyện thi ở 'lò'.

Tiếng khóc ngày càng to, kèm theo đó là tiếng tru tréo của An Nhiên “con không muốn học nữa, con mệt lắm rồi, mẹ cho con nghỉ học đi, hai tuần nữa thi con hứa sẽ cố gắng hết sức”. Ngay sau đó là tiếng quát của chị Na “im ngay, thêm một đứa vô tích sự, đừng để mẹ phải xấu hổ lần nữa vì có đứa con thi trượt”.

{keywords}
Tảng đá mang tên áp lực trước mùa thi (ảnh minh họa)

Anh trai của An Nhiên là Minh Khôi – cậu bé suốt 9 năm là học sinh giỏi nhưng đến khi thi vào lớp 10 lại trượt công lập. Điều này có lẽ là cú sốc lớn với cả cậu bé và chị Na. Từ ngày chị Na cho Khôi học một trường tư thục thấy thằng bé ít nói cười hẳn đi, toàn thấy thu mình trong phòng suốt, ít khi xuống nhà chơi với các em nhỏ trong xóm như xưa.

Giờ lại đến lượt An Nhiên, có lẽ tâm lý có mẹ là giáo viên mà con thi trượt công lập là điều gì khó chấp nhận nên chị Na dồn hết hi vọng vào An Nhiên trong đợt thi lần này chăng.

Tôi thấy chị Na đặt mục tiêu cho các con là có thể học bằng "người khác". Có lần tôi hỏi chị "người khác" là ai? Chị bảo "Là tất cả".

Bây giờ thì tôi có thể giải thích được cái khao khát mãnh liệt này đến từ sự bất mãn của chị, có lẽ chị không thành đạt trong công danh sự nghiệp nên dồn hết tham vọng vào con đường học hành của con cái.

An Nhiên rất thích múa ba lê và con bé múa rất đẹp. Hồi tiểu học con bé đã giành được huy chương vàng cấp thành phố về nghệ thuật. Thế nhưng, cho rằng theo nghệ thuật với con gái rất vất vả nên từ khi con lên lớp 6 chị Na cấm tiệt việc con bé đi học múa.

Có lần tôi chứng kiến, chị sẵn sàng bỏ đói, nhốt con trong phòng nguyên ngày vì con mong ước được tiếp tục học múa. Sau đó con bé tự cào xước hết chân tay để phản kháng lại mẹ nhưng vô ích. Không biết lần này con bé phải đối diện với những gì nữa, nghĩ mà thương quá!

Bạn đọc Thụy Hương

Bà Văn Quỳnh Giao – Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) chia sẻ: “Học sinh thời nào cũng phải đối diện với nhiều áp lực, và thời nay điều đó càng nặng nề hơn. Tôi nhớ cách đây không lâu, khi Sở GD&ĐT Hà Nội không cho tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6 mà chỉ xét học bạ, ngay lập tức học sinh bị áp lực về điểm số, buộc phải có điểm cao để có học bạ đẹp, nhờ đó mới vào được trường mà mình mong muốn.

Năm 2018, Sở GD&ĐT cho phép các trường được tổ chức cho học sinh thi tuyển vào lớp 6, các con lại phải chịu một áp lực cao hơn. Đó là phải học giỏi để làm những ngành nghề hot, kiếm được nhiều tiền.

Tôi hiểu áp lực của các con. Và tôi cũng hiểu đó là sai lầm của phụ huynh. Khi phụ huynh đặt áp lực cho con phải nghĩ đến khả năng của con mình. Tư duy và khả năng của mỗi học sinh là khác nhau, mức tiếp thu của các em chỉ ở mức độ này nhưng cha mẹ lại đặt lên vai chúng một sức ép gấp đôi thì đương nhiên con sẽ mệt mỏi, không muốn đến trường. Đó là điều phản giáo dục”.

Bà Văn Quỳnh Giao kể, ngay tại Trường Lương Thế Vinh, có một học sinh rất đam mê môn bóng rổ và chỉ mơ ước được hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Tuy nhiên, mẹ của bạn này chỉ mong con sau này theo học toán. Nhờ học thêm suốt ngày đêm, bạn cũng đỗ vào lớp chuyên Toán T2 của trường.

"Tuy nhiên, trong thời gian học tại lớp T2, bạn luôn xếp hạng bét và điểm số luôn luôn là 5 - 6. Tôi đã trực tiếp chia sẻ với phụ huynh rằng: “Con không có khả năng học Toán. Mẹ nên cho con học lớp thường cùng các bạn và sau này cho con theo đuổi mơ ước thể thao”. Thế nhưng mẹ bạn không nghe. Sự tình như vậy cứ kéo dài, bạn luôn nhận điểm thấp và bố mẹ luôn mắng thậm tệ. Cho đến một hôm, họ suýt nữa mất con.

Buổi sáng con vẫn đến trường. Tuy nhiên, buổi chiều bố mẹ không thấy con về, quay lại hỏi trường thì xe con vẫn để ở trường nhưng người không thấy đâu. Đến 12 giờ đêm họ mới tìm thấy con ở bờ đê sông Hồng. “Con sẽ đi, không ở cùng bố mẹ để thoát khỏi việc học chuyên Toán theo ý mẹ”, con vừa nói vừa khóc khi được tìm thấy. Tôi nghĩ đây là bài học đắt giá không chỉ với phụ huynh em này mà với nhiều phụ huynh khác.

Tôi có cảm giác bố mẹ trẻ kỳ vọng vào con nhiều hơn thế hệ già. Bởi lẽ, nhiều bố mẹ trẻ rất giỏi, có bằng tiến sĩ ở Anh, Mỹ và họ nghĩ rằng một điều dĩ nhiên là con họ phải giỏi giống họ. Đó là một nhận thức sai lầm" - bà Văn Quỳnh Giao nói.
Hoàng Thanh (ghi)

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !