Thí sinh 2k5, 2k6 cần 'đa năng' hơn để thích ứng với xu hướng tuyển sinh đại học mới

Hai trường top đầu là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân đã thể hiện sự tiên phong trong xu hướng tuyển sinh không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Ngày 15/7, kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra với hơn 7.100 thí sinh tham dự.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc chủ động tạo ra một kỳ thi tuyển sinh đầu vào, ít phụ thuộc kết quả thi tốt nghiệp THPT là mong muốn từ lâu. Trong nhiều năm, trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi, công tác chuẩn bị và truyền thông để lần đầu tổ chức thi đánh giá tư duy vào năm 2020.

Theo ông Điền, các câu hỏi của đề thi tư duy được phân hoá theo các mức độ, nhưng chỉ dành 20% cho thông hiểu (mức dễ). So với mức 50-60% của đề thi tốt nghiệp THPT, ông Điền khẳng định đề đánh giá tư duy có độ phân hoá cao hơn, dành phần lớn nội dung cho mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo.

"Sẽ không có chuyện 'mưa' điểm 9, 10 thi tư duy, và điểm chuẩn không tràn lan ở mức 27", ông Điền cho hay.

Các năm tới, phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được Đại học Bách khoa Hà Nội duy trì, chiếm khoảng 20-30% tổng chỉ tiêu. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh tại các vùng, miền, đặc biệt những em không thể tiếp cận, di chuyển tới địa điểm tổ chức thi tư duy.

Tuy nhiên, tại một số ngành cạnh tranh cao, thuộc các nhóm như Tự động hoá, Công nghệ thông tin, trường sẽ không tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp mà "khả năng cao" dành toàn bộ chỉ tiêu cho thi đánh giá tư duy.

"Trường phải chọn lựa gắt gao thì mới có nguồn sinh viên chất lượng, nhất là ở những ngành khó, tỷ lệ đào thải cao", ông Điền nói.

Như vậy, theo thông tin Đại học Bách Khoa đã công bố, từ năm 2023 việc tuyển sinh những ngành hot như Công nghệ thông tin, Tự động hóa bằng có thể chỉ sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy.

Tính đến thời điểm hiện tại, sau Đại học Kinh tế Quốc dân thì Đại học Bách Khoa là trường thứ hai dự kiến vào năm 2023 sẽ không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy tại sao các trường làm vậy, liệu đây có phải là xu hướng không, các thí sinh cần phải làm gì để thích ứng?

Về vấn đề này, trao đổi với Infonet, thầy giáo nổi tiếng Đinh Đức Hiền cho rằng các trường đại học được quyền tuyển sinh như thế.

{keywords}
Thầy giáo Đinh Đức Hiền

“Thứ nhất, hiện nay theo Luật giáo dục, các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, tự quyết định các phương thức tuyển sinh. Trong xét tuyển đại học thì ưu tiên số một là tuyển được các thí sinh phù hợp, nhất là các trường top đầu có tính cạnh tranh rất cao.

Thứ hai, đề thi tốt nghiệp hiện nay với mục đích chính là xét tốt nghiệp, phần lớn các trường vẫn có thể sử dụng để tuyển sinh nhưng độ phân hóa khó có thể đảm bảo giữa các năm để các trường top có thể sử dụng.

Do vậy họ muốn chủ động để tạo ra một kì thi tuyển chọn thí sinh phù hợp nhất với họ. Mặt khác việc tuyển sinh bằng các khối thi truyền thống diễn ra hàng chục năm nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự thay đổi liên tục của xã hội”, thầy Đinh Đức Hiền cho hay.

Cũng theo thầy Hiền thì mỗi thí sinh hiện nay cần “đa năng” hơn rất nhiều. Hơn nữa, chương trình GDPT mới hướng tới đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện. Do đó việc các trường tuyển sinh bằng các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là hoàn toàn phù hợp với xu thế nhu cầu xã hội và định hướng giáo dục quốc gia.

“Có lẽ trong những năm tới đây chúng ta sẽ thấy 3 xu hướng khá rõ: xu hướng thứ nhất các trường top đầu sẽ có những kì thi riêng, chỉ tiêu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT sẽ ngày càng giảm xuống, thậm chí sẽ không còn ở một số trường, một số ngành.

Xu hướng thứ hai là các trường top giữa sẽ duy trì cân bằng giữa chỉ tiêu bằng thi tốt nghiệp THPT và chỉ tiêu từ việc liên kết tuyển sinh bằng các kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Xu hướng thứ ba đối với các trường top dưới là xét tuyển học bạ, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.

Rõ ràng sự đa dạng các kì thi sẽ tăng cơ hội vào đại học nhưng cũng mở ra nhiều thách thức rất lớn cho các thí sinh, với các thí sinh 2k5 và 2k6, những thế hệ cuối cùng của chương trình cũ sẽ gặp khó khăn nhất do quen với việc ôn thi cũ thì bây giờ sẽ phải học đa dạng hơn, việc ôn thi theo khối truyền thống hiện nay vẫn là ưu tiên vì việc này đã diễn ra trong 1-2 năm qua với các em.

Tuy nhiên, cần mở rộng môn học để tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội vào các trường ĐH. Thế hệ học sinh 2k7 là thế hệ đầu tiên theo chương trình mới, việc học ngay từ đầu đã được định hướng nghề nghiệp và chọn tổ hợp môn phù hợp do đó thế hệ này sẽ không còn bỡ ngỡ trước các kì thi.

Tuy nhiên hiện nay các kì thi riêng đều đánh giá kiến thức qua 3 năm học chứ không tập trung vào lớp 12 như thi tốt nghiệp nên chính vì thế việc học nghiêm túc ngay từ lớp 10 là hết sức cần thiết”, thầy Đinh Đức Hiền khuyên thí sinh.

* Đề nghị không copy bài viết dưới mọi hình thức khi chưa được Infonet chấp thuận bằng văn bản!

Tuyển sinh đại học 2022: Làm sao chọn đúng ngành để không hối tiếc về sau?

Tuyển sinh đại học 2022: Làm sao chọn đúng ngành để không hối tiếc về sau?

Kỳ tuyển sinh đại học 2022 đang đến gần nhưng nhiều học sinh lớp 12 không biết làm sao để chọn đúng ngành.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !