Món quà 20/11 "độc nhất vô nhị" của cậu học trò năm ấy

15 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên cậu bé cùng chai nước mắm tặng cô giáo ngày 20/11 năm ấy.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, người dân sống chủ yếu bằng trồng lúa. Bố mẹ tôi quanh năm một nắng hai sương trồng trọt trên cánh đồng, về nhà lại chăn nuôi cốt kiếm thêm thu nhập.

Để nuôi 4 anh em tôi ăn học, bố mẹ không dám ngơi nghỉ suốt mấy chục năm qua. Chúng tôi như được tiếp thêm động lực sống và vươn lên nhờ đôi bàn tay chai sạn của bố mẹ.

Bố thường nói tôi là con gái của hai nông dân – những người làm việc vất vả từ khi mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn nên phải nỗ lực học tập tốt để thoát khỏi “kiếp" nhà nông.

Những hình ảnh bố mẹ làm việc cực nhọc, áo ướt đẫm mồ hôi như vừa gặp trời mưa vẫn in sâu trong tâm trí tôi. Vậy nên từ thuở nhỏ tôi chỉ mong sau này học thật tốt, có một công việc ổn định để giúp đỡ bố mẹ.

Ngay từ những buổi đầu tiên cắp sách đến trường, được các thầy, các cô chỉ bảo ân cần, tôi thấy vui và hứng thú lạ thường. Tôi thích nghe giọng nói ấm áp mà thân tình, những cử chỉ ân cần của các thầy cô, thích cảm giác được làm chủ bục giảng... Thời gian trôi đi, tôi lớn lên với mong ước mình nhất định sẽ trở thành một cô giáo.

Vào năm học lớp 12, tôi chia sẻ mong ước của mình với bố. Bố tôi nói nghề giáo vất vả, lương lại thấp nên với sức học của mình, bố mẹ nghĩ tôi có thể chọn vào trường kinh tế. Suốt mấy tháng liền tôi trằn trọc suy nghĩ rồi lẳng lặng đăng ký vào khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tới khi biết chuyện, bố tôi nổi giận lôi đình, bố ném hết sách vở của tôi ra sân. Chưa bao giờ tôi thấy bố nổi giận như thế. Bố nói, với sự năng động, nhanh nhẹn bố tin tôi sẽ rất thành công ở lĩnh vực kinh doanh và hơn hết bố không muốn tôi thiệt thòi, vất vả.

Sau khi tôi giải thích hết nước hết cái thì bố tôi cũng chịu xuôi theo ý muốn của tôi. 18 tuổi tôi rời xa ngôi làng mà quanh năm mọi người chỉ biết đến gieo hạt, cấy cày để theo đuổi ước mơ làm cô giáo. Tôi chính thức thành cô sinh viên khoa Văn trường Sư phạm.

Đến bây giờ đã gần 20 năm đứng trên bục giảng tôi vô cùng thấm thía những gì bố lo lắng. Đúng, ngành sư phạm vất vả như làm dâu trăm họ, mỗi học sinh một tính cách,  nhất là khi làm công tác chủ nhiệm tôi phải hiểu từng em một để có những phương pháp giáo dục phù hợp.

Có những lần tôi đã khóc ngay tại lớp học vì học trò sai nhưng lại dùng những lời lẽ xúc phạm mình. Có những lần tôi không muốn đến trường vì bị phụ huynh gọi điện trách móc sao lại con họ điểm lại quá thấp... Nhưng dần dần tôi hiểu nghề mình nó thế, hơn ai hết mình phải hiểu và có những kỹ năng để những việc đáng tiếc đó không xảy ra.

Phần thưởng cho những hy sinh của tôi là có những học sinh thành đạt và tử tế, có em là bác sĩ của bệnh viện lớn, có em thành lập doanh nghiệp rất thành công…

Tôi còn nhớ, có một cậu học sinh mồ côi bố mẹ, ở với chú thím. Cậu bé đó thông minh lắm. Có một lần vào đúng ngày Nhà giáo Việt Nam cậu nhóc hớt hải đạp xe qua nhà tôi giọng ngại ngùng “cô ơi, sáng con thấy các bạn tặng hoa cho cô nhưng con không có tiền. Chú con muối nước mắm để bán, con vừa xin chú một chai để mang tặng cô”.

Tôi ôm chặt cậu bé vào lòng và cảm ơn. Cho đến giờ 15 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên cậu bé cùng chai nước mắm năm ấy. Bây giờ cậu bé ấy đã là một bác sĩ nổi tiếng, có lần còn đưa cả gia đình về thăm tôi.

Thực tế hiện nay có một số ít phụ huynh hiểu sai ý nghĩa tặng quà cho thầy cô giáo nên chạy đua vật chất với mục đích nào đó. Những người giáo viên như chúng tôi chỉ muốn nhận những món quà đơn giản nhưng chứa đựng sự tôn trọng và tình cảm chân thành.

Hạnh phúc lớn nhất của những người làm nghề giáo như tôi là khoảnh khắc chứng kiến bọn trẻ thay đổi: từ bướng bỉnh, lười biếng trở nên ngoan ngoãn, từ người hay trêu đùa, đánh bạn thành hòa đồng, biết giúp đỡ người khác.... Món quà tri ân chúng tôi chờ mong từ học trò chỉ có thế, đơn giản, dung dị mà sóng sánh yêu thương.

Mặc dù tôi đã nếm trải đủ đắng, cay, mặn, ngọt của nghề giáo nhưng nếu được chọn lại tôi vẫn chọn công việc này, giống như lúc đầu tôi tự tin nói với bố rằng "con không sai khi chọn nghề sư phạm".

Bích Hương

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !