Đà Nẵng: Tăng cường gắn kết nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT

Do chưa có sự gắn kết nên doanh nghiệp khát nhân lực trong khi nhiều sản phẩm, đề tài của cán bộ, sinh viên chỉ dừng lại ở nghiên cứu, không thể thương mại hoá.

Nhằm đảm bảo cho các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu xã hội, ngày 21/7, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn đã tổ chức hội thảo Nhà trường-Doanh nghiệp 2020 với chủ đề Vai trò của Doanh nghiệp trong định hướng và chiến lược phát triển.

{keywords}
Nhà trường và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhớ hợp tác.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 khách mời là lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).

Trong thời đại cách mạng công nghiệp  4.0, CNTT trở thành một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay và cả trong tương lai.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, thành phố có 6.200 doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT chiếm 20% tổng số doanh nghiệp toàn thành phố. Doanh thu tăng trưởng bình quân hằng năm 20%.

Ông Thanh cho biết, thành phố đang tập trung phát triển một số lĩnh vực không sử dụng nhiều đất đai. Mặc dù ngành du lịch sử dụng tài nguyên đất đai gấp 15 lần nhưng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu chỉ ngang với phát triển công nghiệp CNTT. Trong dịch Covid-19, dù rất nhiều ngành bị ảnh hưởng nhưng ngành CNTT truyền thông không bị ảnh hưởng nhiều.

Doanh thu 2019 của lĩnh vực CNTT đạt khoảng 19.570 tỷ đồng. Thị trường xuất khẩu đạt trên 78 triệu USD, tập trung vào hai thị trường lớn là Nhật Bản, Mỹ (36%).

“Qua đó cho thấy, nhà trường và doanh nghiệp cần định hình đào tạo cho các sản phẩm, ngôn ngữ, bảo đảm sinh viên ra trường có trình độ để làm trong các thị trường”, ông Thanh lưu ý.

Theo ông Thanh, để đảm bảo nhân lực cho ngành CNTT truyền thông, Đà Nẵng đang xây dựng khu CNTT, công viên phần mềm. Nhu cầu nhân lực CNTT trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số rất cao vì thế ông hi vọng là trường đào tạo chuyên ngành sẽ tăng chỉ tiêu đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường; gắn kết nhu cầu đào tạo và sử dụng, tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực đều phải đào tạo bổ sung, gây tốn thời gian, kéo dài quá trình nghiên cứu đi đến ứng dụng. Bên cạnh đó, cần có sự liên kết nhiều hơn để các sản phẩm có tầm nhìn lâu dài.

Về phía doanh nghiệp, ông Đoàn Văn Huy, Trưởng chi nhánh công ty TNHH Hitachi Vantara Việt Nam tại Đà Nẵng cũng thừa nhận, để sinh viên ra trường làm được việc, công ty phải chấp nhận mất thời gian đào tạo 2-3 tháng.

Ông Huy cho biết, việc tuyển dụng sinh viên mới ra trường không quá khó khăn vì công ty có liên kết với các trường, còn để tuyển được nhân sự có kinh nghiệm thì gặp khó bởi thị trường rất cạnh tranh.

Theo ông Huy, sinh viên học CNTT cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề tiếng Anh. Trong bối cảnh hội nhập thế giới, tiếng Anh là chìa khoá nghề nghiệp tương lai. Nếu không đó sẽ là trở ngại rất lớn đối với sinh viên khi ra trường.

Tại hội nghị, PGS.TS Huỳnh Công Pháp, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn bày tỏ mong muốn mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở mức độ hiện nay là tuyển dụng, thực tập và tham gia giảng dạy vài môn học mà nâng lên tầm cao hơn là hợp tác với nhau để phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm của sinh viên, giáo viên vào thị trường; mở các phòng thí nghiệm và ứng dụng công nghệ mới như Blockchain, trí tuệ nhân tạo; phát triển các mô hình làm việc chung, vườn ươm khởi nghiệp, công viên công nghệ ngay trong trường…

“Rất nhiều sản phẩm, đề tài của cán bộ, sinh viên không ra được thị trường, không thương mại được vì nhiều yếu tố. Hiện nay có một tình trạng doanh nghiệp thì không có nguồn lực nghiên cứu, nhà trường thì không định hướng được thị trường vì thế hai bên cần hợp tác, hỗ trợ với nhau để phát minh ra công nghệ mới, dẫn dắt công nghệ”, PGS.TS Huỳnh Công Pháp nói.

Bên cạnh đó, nhà trường cam kết sẽ ưu tiên cho doanh nghiệp có tính hợp tác, có tính cộng đồng. Nhà trường rộng cửa chào đón các doanh nghiệp để cùng nhà trường tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, đóng góp cho sự phát triển ngành CNTT.

Lãnh đạo nhà trường cho biết, năm 2020 sẽ tuyển sinh 1.200 sinh viên cho 3 ngành đào tạo với các định hướng ngành, chuyên ngành mới các lĩnh vực công nghệ 4.0 như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, IoT, Robotics…

Diệu Thuỳ

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !