Giới nhà giàu Trung Quốc đua nhau ra nước ngoài sống

Những thay đổi trong thể chế chính trị, nạn ô nhiễm môi trường hay mất an ninh đang trở thành những yếu tố tác động ngày càng lớn khiến giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô tìm cách di cư ra nước ngoài sinh sống.
Giới nhà giàu Trung Quốc đua nhau ra nước ngoài sống - ảnh 1
Một cửa hàng bán đồ hiệu cao cấp tại Trung Quốc 

Hồi tháng trước, Jia Zhangke – nhà sản xuất phim nổi tiếng tại Trung Quốc đã đăng trên tài khoản Weibo rằng: "Khi tôi gặp một người bạn trong bữa tiệc vào ngày hôm qua, tôi thực sự sốc khi biết rằng hàng chục người khác trong bữa tiệc đã sang nước ngoài định cư hoặc đang tìm cách bỏ Trung Quốc ra nước ngoài sinh sống".

Rõ ràng, bạn bè của đạo diễn Jia là những người giàu có. Sự bất ngờ của vị đạo diễn này đã được thể hiện rõ trong kết quả điều tra của Ngân hàng Thương mại Trung Quốc (CMB) và công ty tư vấn tại Anh - Bain & Company.

Mới đây, hai tổ chức này đã cho xuất bản "Bản báo cáo Tài sản cá nhân tại Trung Quốc năm 2013" nhằm xác định những nhân vật giàu có mới nổi cũng như các khoản đầu tư của họ tại Trung Quốc. Bản báo cáo này đã sử dụng thuật ngữ "Các cá nhân có thu nhập cao tại Trung Quốc " (HNWI) để mô tả về những người sở hữu khối tài sản có khả năng mang ra đầu tư xấp xỉ 1,6 triệu USD.

Kết quả là 56% số người nằm trong danh sách điều tra cho biết họ đang cân nhắc khả năng bỏ Trung Quốc ra nước ngoài sinh sống hoặc đã rời khỏi Trung Quốc để định cư tại nước ngoài. Trong đó, 11% khẳng định bản thân họ không có kế hoạch di cư nhưng con cái đã ra nước ngoài hoặc chuẩn bị ra nước ngoài sống.

Số liệu trên thật đáng báo động bởi tính trung bình 3/5 người giàu tại Trung Quốc muốn bỏ quê hương ra nước ngoài định cư. Ngoài ra, khoản đầu tư ra nước ngoài của các doanh nhân Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi lên 33% kể từ năm 2011. Đồng nghĩa với việc, các HNWI Trung Quốc đang tìm cách đưa tài sản cá nhân ra nước ngoài để đa dạng hóa cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Hồi tháng 8/2013, tờ Economic Information tại Trung Quốc cũng đã tiến hành một cuộc điều tra quy mô quốc gia tập trung vào "cảm nhận an toàn" của các doanh nhân Trung Quốc.

Theo đó, 45,71% số người tham gia cuộc điều tra cho biết họ đang hoặc chuẩn bị sinh sống tại nước ngoài. Thậm chí, mức độ "lo lắng" của các doanh nhân Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng với 42,86% cảm thấy "cực kỳ lo lắng", 35,71%  "lo lắng bình thường" và chỉ 1,43% "không lo lắng gì". Trong đó, phần lớn sự lo lắng của giới nhà giàu Trung Quốc tập trung vào vấn đề an ninh.

Cuộc điều tra của Economic Information nhấn mạnh sự bất an của các doanh nhân Trung Quốc xuất phát từ 2 yếu tố: nền phát chế yếu kém và thiếu quy chuẩn điều hành kinh doanh.

Tuy nhiên, bản điều tra của CMB và Bain & Company chỉ ra rằng giới nhà giàu Trung Quốc di cư ra nước ngoài do nhiều yếu tố tác động. Một trong những nguyên nhân chủ chốt là nạn ô nhiễm không khí và chất lượng nước cũng như thực phẩm đáng báo động. Nhiều người lại lo lắng về nền giáo dục mà con cái họ được thụ hưởng cũng như cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Song bản báo cáo này lại không đề cập tới yếu tố chính trị.

Mặt khác, quyết định bỏ Trung Quốc ra nước ngoài của một số doanh nhân giàu có tại Trung Quốc lại chịu tác động từ nền chính trị. Trong một bài phỏng vấn trên truyền hình mới đây, ông trùm nhà đất Wang Shi cho rằng nếu cựu chính trị gia Bạc Hy Lai nắm giữ quyền lực tại Bắc Kinh, nhiều doanh nhân như ông Wang sẽ cân nhắc kế hoạch rời bỏ Trung Quốc.

Đặc biệt, sau bài học kinh nghiệm từ việc ông Bạc xử lý các thương nhân tại thành phố Trùng Khánh, khiến ông trùm Wang lại càng sợ hãi.

Trong chiến dịch nổi tiếng của ông Bạc chống lại "xã hội đen" Trùng Khánh, ông này đã đưa nhiều doanh nhân vào tù mà không cần điều tra rõ ràng và thậm chí, tịch thu khối tài sản khổng lồ của họ. Sau này, nhiều doanh nhân bị bỏ tù đã được minh oan là không có mối quan hệ gì tới cái gọi là "xã hội đen".

Sau những dòng tâm sự của đạo diễn Jia trên Weibo, Zhang Ming – một vị giáo sư bộc trực tại Đại học Nhân dân Trung Quốc đã chia sẻ một thông điệp nặng tính chính trị rằng: "Chính quyền mới chỉ vừa nắm quyền điều hành đất nước trong một năm. Sự thất vọng đã lan đi khắp nơi và mọi người đang nghĩ: Làm cách nào để di cư?". Tuy nhiên, chỉ sau một giờ đăng trên Weibo, dòng chia sẻ của ông Zhang đã bị xóa.

Trong 20 năm Trung Quốc nằm dưới quyền điều hành của Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, mối liên minh tham nhũng giữa các quan chức và doanh nhân Trung Quốc đã hình thành. Điển hình là mối quan hệ giữa Bạc Hy Lai và doanh nhân Từ Minh. Theo đó, tỷ phú Từ đã cung cấp tiền bạc cho gia đình ông Bạc, đổi lại, ông Bạc tạo cơ hội kinh doanh và ủng hộ về mặt chính trị cho ông Từ.

Với chiến dịch chống nạn tham nhũng rầm rộ như hiện nay, ngày càng nhiều doanh nhân Trung Quốc bị bắt giữ vì có mối quan hệ với các quan tham. Đây chính là mối lo cho các doanh nhân Trung Quốc bởi trước nay họ là những người có mối quan hệ mật thiết với các quan chức chính phủ. Do đó, việc quan sát tiến trình của chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang thi hành sẽ tương đồng với cách thức mà ông Tập quản lý các doanh nhân nước này.  

Theo giới quan sát, trong thời gian tới, các chính sách chính trị "chưa từng có" sẽ xuất hiện trong công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc. Và hiện nay, các doanh nhân Trung Quốc đang theo dõi sát sao mọi động thái cũng như cân nhắc câu hỏi: "Ở lại hay bỏ xứ?".

Minh Thu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !