Giới “diều hâu” Trung Quốc hung hăng đòi chiến tranh

Trong khi các vị tướng quân đội có tư tưởng diều hâu của Trung Quốc không ngừng đưa ra các luận điệu hiếu chiến về các cuộc tranh chấp chủ quyền hàng hải của nước này thì các chuyên gia cho rằng luận điệu đó sẽ là “con dao hai lưỡi” có thể khiến chính quyền nước này bị “tổn thương”.

Đáng lẽ đó sẽ là một buổi tối thư giãn của các vị tướng lĩnh quân đội cấp cao các nước khi họ bỏ đi bộ quân phục, ăn tối vào tụ tập tại sòng bạc Crown ở Melbourne, Australia.

Tối ngày 29/10/2012, Trung tướng Ren Haiquan của Trung Quốc chiếm giữ chiếc bục diễn thuyết trong căn phòng nhìn ra sông Yarra và bắt đầu nói một cách xã giao. Nhưng khi càng đến cuối bài duyễn thuyết thì giọng điệu của vị tướng này lại càng tỏ ra gay gắt hơn.

Giới “diều hâu” Trung Quốc hung hăng đòi chiến tranh - ảnh 1
Trung tướng Ren Haiquan của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA), Trung Quốc.

Ông Ren nói với các đồng nhiệm đến từ 15 quốc gia khác rằng “một số người” đã phớt lờ kết quả của Chiến tranh thế giới lần II và không tuân thủ luật lệ hậu Thế chiến. Điều đó có thể coi là ám chỉ tới việc Nhật Bản tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc về nước này trong khi Bắc Kinh thì khẳng định quần đảo là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

“Mỗi người không nên quên đi quá khứ và phải rút ra bài học từ lịch sử. Ngọn lửa chiến tranh do các quốc gia phát xít khơi dậy đã nhấn chìm cả khu vực và nhiều nơi trong đó có thành phố Darwin đã bị ném bom”, ông này nói.

Trong khi đó, theo các quan chức có mặt trong phòng, đại diện của Nhật Bản, Trung tướng Yoshiaki Nakagawa rõ ràng cảm thấy khó chịu trước giọng điệu cay nghiệt của vị tướng Trung Quốc, đã cùng các quan chức Nhật khác bỏ đi ngay sau khi ông Ren kết thúc bài diễn thuyết của mình.

Bài nói chuyện đầy khiêu khích của ông Ren không phải là tiếng nói đơn độc ở Trung Quốc. Thông điệp của ông này là ví dụ điển hình cho luận điệu hiếu chiến ngày càng tăng của các quan chức cấp cao trong Quân đội giải phóng nhân dân (PLA).

Căng thẳng nổi cộm nhất trong những ngày gần đây là cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông và giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á về các hòn đảo trên Biển Đông.

Các quan chức quân đội Trung Quốc có tư tưởng hiếu chiến hơn thì kêu gọi tiến hành “các cuộc chiến ngắn, sắc bén” để khẳng định chủ quyền Trung Quốc trong khi đó một số quan chức khác thì thúc giục Bắc Kinh “tấn công trước”, “chuẩn bị cho xung đột” hay “giết gà dọa khỉ”.

Các quan chức này thường lên án chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của chính quyền Obama và trong bài diễn thuyết của mình ở Melbourne, Tướng Ren đã buộc tội “các quốc gia bên ngoài” làm phức tạp hóa các cuộc tranh chấp ở châu Á.

Hiện các nhà phân tích quân sự quốc tế vẫn chưa rõ liệu các luận điệu diều hâu này có phải là lập trường chính của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) với 2,3 triệu quân hay có ảnh hưởng lớn tới chính sách ngoại giao của Trung Quốc không. Và quan trọng là liệu các vị tướng lĩnh chịu trách nhiệm thực sự trên chiến trường có cùng quan điểm với các nhân vật học giả, nhà nghiên cứu – những người được gọi là “các nhà hoạt động quân sự” – hay không.

Tuy nhiên, có một điều mà dư luận đều nhất trí là: Đến nay, Quân đội giải phóng nhân dân đã có "cái gì đó" trong tay để “nói chuyện” với các nước khác. Theo ước tính của một số nước phương Tây, ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng tới gần 200 tỷ USD, mức ngân sách quân sự cao thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ. Số tiền đó được chi chủ yếu cho tàu chiến, máy bay và tên lửa tấn công, giúp PLA có thể tiến hành các cuộc chiến ở xa. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc, nước này có năng lực để tranh giành chủ quyền với những vùng lãnh thổ tranh chấp ở ngoài khơi.

Cũng trong thời gian đó, Trung Quốc trỗi dậy sau nhiều thập kỷ bị cô lập và trở thành một nền kinh tế mạnh với mạng lưới quan hệ thương mại và ngoại giao phủ rộng trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định quân sự đang ngày càng quan tâm tới an ninh của các tuyến đường hàng hải – đặc biệt là ở Biển Đông – nơi trung chuyển của các sản phẩm xuất khẩu hay các sản phẩm nhập khẩu vào nước này như năng lượng và nguyên liệu thô.

Đối một số nhà nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, sự trỗi dậy của các nhân vật diều hâu là một phần trong chiến lược “vừa đấm vừa xoa” nhằm gây ảnh hưởng trong các cuộc thương lượng ngoại giao về các lãnh thổ tranh chấp. Theo đó, các nhân vật diều hâu “đấm” bằng cách đưa ra những luận điệu hiếu chiến còn giới lãnh đạo dân sự thì  “xoa” dư luận thế giới bằng tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ lớn mạnh một cách hòa bình.

Trong Sách Trắng Quân sự thường niên công bố vào tháng 7/2012, Nhật Bản cho rằng theo một số chuyên gia thì mối quan hệ giữa Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) và lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang “ngày càng trở nên phức tạp”. Theo Tokyo, mức độ ảnh hưởng của quân đội đối với các quyết định về vấn đề ngoại giao có thể sẽ thay đổi nhưng “tình hình cho thấy đó là một vấn đề đầy rủi ro mà chúng ta phải chú ý theo dõi”.  

Mối quan hệ đó sẽ được theo dõi sát sao khi nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, bắt đầu tiếp quản chức Tổng bí thư và Chủ tịch quân ủy trung ương.

Một số nhà phân tích cho rằng nền tảng gia đình và kinh nghiệm bản thân sẽ giúp ông Tập có thể kiểm soát PLA tốt hơn so với hai người tiền nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân.

Mặc dù còn quá sớm để nói liệu ông Tập sẽ khuyến khích hay nhân nhượng các vị tướng “huênh hoang” của mình nhưng các nhà bình luận cho rằng giới diều hâu trong quân đội Trung Quốc sẽ bị buộc phải “im hơi lặng tiếng” theo yêu cầu của giới lãnh đạo chính trị. Còn nhớ hồi đầu năm 2011, khi ông Hồ Cẩm Đào đến thăm Hoa Kỳ, điều quan trọng đối với Trung Quốc là chuyên thăm cấp cao này phải diễn ra trôi chảy thì trước chuyến thăm, nên các nhân vật diều hâu Trung Quốc đã giảm bớt luận điệu hiếu chiến của mình.

Trong số các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc thì tướng Ren vẫn chưa phải là nhân vật hiếu chiến nhất. Những nhân vật “mạnh miệng” nhất PLA là một nhóm gồm 20 quan chức quân đội, những người đã trở thành các ngôi sao truyền thông và “nổi đình nổi đám” trên mạng Internet trong nhiều năm qua như Đại tá không quân Dai Xu, Thiếu tướng đã nghỉ hưu Luo Yuan và Thiếu tướng Hải quân Zhang Zhaozhong.

Những bài bình luận và trang blog của các nhân vật này được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhà nước, các ấn bản quân sự và các chuyên trang phục vụ một lượng lớn độc giả trong nước đang háo hức xem tin tức và quan điểm của các nhân vật này về năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.

“Điều đó cũng giúp làm thấm nhuần tinh thần tự hào dân tộc và lòng yêu nước của quần chúng để họ nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của chính quyền hiện nay Trung Quốc đang trở nên mạnh mẽ và đủ sức được liệt vào các cường quốc lớn”, Sun Yun, một chuyên gia về chính sách ngoại giao và an ninh Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, nhận xét.

Giới “diều hâu” Trung Quốc hung hăng đòi chiến tranh - ảnh 2
Người dân Trung Quốc biểu tình phản đối Nhật Bản mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012.

Đại tá không quân Dai Xu là nhân vật kêu gọi chiến tranh nhiều nhất. Theo ông này, trong khi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông; với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, thì một cuộc chiến ngắn và dứt khoát, giống chiến tranh biên giới năm 1962 giữa Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ đem lại hòa bình lâu dài. Ông này cũng cho rằng Washington sẽ không dại gì mà gây chiến với Trung Quốc chỉ vì các cuộc tranh chấp chủ quyền đó.

“Với nhận định rằng Hoa Kỳ đang làm động tác lòe bịp trên biển Hoa Đông, chúng ta nên tận dụng cơ hội này để đáp trả lại những hành động khiêu khích rỗng tuếch này bằng điều gì đó thực tế hơn”, ông Dai Xu viết trên tờ Hoàn Cầu hồi tháng 8/2012.

“Điều đó cũng bao gồm cả các nước như Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, những quốc gia châu Á “theo đuôi” Mỹ. Chúng ta chỉ cần tiêu diệt một quốc gia thì các quốc gia khác sẽ lập tức quì gối qui phục”, vị đại tá không quân Trung Quốc lớn tiếng.

Còn vị Thiếu tướng nghỉ hưu Luo Yuan thì đề xuất rằng xét về tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Đài Loan và Trung Quốc đại lục nên điều hàng trăm tàu cá tới quần đảo này để tiến hành một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển” và biến quần đảo nhỏ, không người ở này thành tấm bia đỡ đạn.

“Máy bay Trung Quốc có thể sẽ ném bom quần đảo này vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu còn chiến đấu cơ Đài Loan có thể tiến hành các cuộc tấn công vào thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy”, ông này phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Hàng Châu hôm 29/9.

Còn vị tướng hải quân, Chuẩn đô đốc Zhang Zhaozhong, một người có tư tưởng chống Mỹ, thì đánh giá thấp năng lực quân sự cũng như độ sẵn lòng chịu hậu quả của nước Mỹ. Theo ông này, nếu xảy ra cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì Hoa Kỳ sẽ “chạy nhanh như thỏ”.

Về Biển Đông, ông này cho rằng: “Nếu có một cuộc giao tranh trên Biển Đông thì khả năng các nước bên ngoài can thiệp sẽ rất thấp và cuộc xung đột đó sẽ không kéo dài lâu”.

Những lời đe dọa và cảnh cáo “hung hăng” như trên của các vị quan chức quân đội Trung Quốc càng khiến các quốc gia trong khu vực thêm lo ngại về dụng ý của nước này về vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Các nước Đông Nam Á đã hoan nghênh chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của Mỹ và tăng cường mối quan hệ với Washington cũng như tăng chi tiêu cho quân sự.

Theo các chuyên gia về an ninh, khi PLA ngày càng lớn mạnh thì các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc sẽ cần phải thận trọng sao cho các luận điệu hiếu chiến không đi quá xa hay làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột. Một khi dư luận trong nước bị khuấy động thì  sẽ rất khó nhân nhượng hoặc thỏa hiệp tại các cuộc thương lượng về vùng tranh chấp.

“Chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi mà nếu sử dụng nó, chính phủ Trung Quốc cũng có thể bị thương”, Shen Dingli, chuyên gia về an ninh của Đại học Fudan ở Thượng Hải nhận xét.

TÙNG LÂM

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !