Giao thông Việt Nam trong mắt báo chí nước ngoài

Giao thông đang là vấn nạn và là mối nguy tiềm tàng đối với Việt Nam. Nếu Việt Nam không sớm giải quyết được bài toán này, phần lớn thành tựu kinh tế - xã hội mà nước này đạt được trong 20 năm đổi mới có thể sẽ biến mất, tờ Bangkok Post bình luận.

Việt Nam, cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác ở Châu Á, đang đấu tranh để vẽ ra một kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mới khi mà hiện nay đều có sự quá tải nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Các chuyên gia tin rằng nếu vấn đề không được xử lý tốt, nó có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều thập kỷ tới.

Giao thông Việt Nam trong mắt báo chí nước ngoài - ảnh 1
Cảnh giao thông hỗn loạn rất thường gặp tại các thành phố lớn của Việt Nam

Đường phố luôn trong tình trạng tắc nghẹt với hàng ngàn chiếc xe máy là hình ảnh quen thuộc ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Phát triển quy hoạch yếu và cơ sở hạ tầng thấp kém đã không theo kịp với sự gia tăng nhanh chóng của dân số và phương tiện, đẩy những mối lo ngại về an toàn giao thông và tính mạng con người đến nguy hiểm cận kề.

Theo Bộ Xây dựng, tổng số dân cư đô thị là 28 triệu người, chiếm 31% dân số quốc gia, đóng góp 70% GDP của cả nước. Số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh chóng, tổng cộng có khoảng 37 triệu chiếc tính đến tháng 7/2012, trong đó có 2 triệu ô tô và 35 triệu xe máy. Với tiềm năng tăng trưởng kinh tế và người tiêu dùng ngày càng giàu có đã khiến ngành kinh doanh ô tô và xe máy phát triển đến một con số hết sức đáng báo động cho các nhà lập kế hoạch.

Tắc nghẽn giao thông là một tình thế tiến thoái lưỡng nan ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi mật độ dân số từ 25.000 – 36.000 người/ 1km2, cao hơn đáng kể so với mức 6.500 người/1km2 tại Singapore hoặc Hồng Kông.

“Ùn tắc giao thông ở Hà Nội khiến tôi mệt mỏi, đặc biệt là sau khi mưa lớn. Các con đường quá nhỏ trong khi có quá nhiều xe di chuyển trên một con đường”, chị Nguyễn Thị Mai, một nhân viên văn phòng đã trả lời phỏng vấn của tờ Bangkok Post, cảm thấy mệt mỏi khi phải đấu tranh nhích chiếc xe máy của mình từng chút một để vượt qua sự ùn tắc giao thông kéo dài phía trước khi trên đường trở về nhà.

Giao thông Việt Nam trong mắt báo chí nước ngoài - ảnh 2
Con người vẫn là nguồn nhân lực chính để xử lý các vấn đề về tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tại một nút giao thông ở Hà Nội.

Sau những cơn mưa lớn, nhiều đường phố ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tràn ngập không chỉ nước mà còn cả ô tô và xe máy. Thường phải mất rất nhiều giờ đồng hồ giao thông mới được giảm tải.  

Phương tiện giao thông đã tăng 12-15% hàng năm trong những năm gần đây, nhưng chỉ có 7-8% diện tích đất được sử dụng để quy hoạch giao thông đường bộ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu vận tải trong thành phố. Tiêu chuẩn quốc tế cho việc quy hoạch các con đường trong một thành phố lớn là 20 – 25% diện tích đất.

Các chuyên gia tin rằng gốc rễ của sự tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam là sự yếu kém trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên đất đai và xây dựng đô thị. Việc lập kế hoạch cho sự phát triển hệ thống giao thông ở Việt Nam thường bị chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế diễn ra nhanh chóng ở các thành phố. Thường phải mất 9-10 năm để hoành thành một kế hoạch phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và đô thị, và thường phải nghiên cứu kế hoạch tổng thể rồi mới lập kế hoạch cho hệ thống giao thông vận tải. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11 – 13% mỗi năm, Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh phát triển thành một khuôn mặt mới trung bình sau 3-4 năm.

Tuyến metro đường sắt đầu tiên của Việt Nam đã bắt đầu được khởi công tại TP Hồ Chí Minh, sau khi bị trì hoãn 4 năm. Dự án này đã được dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2018, thay vì năm 2014 như kế hoạch ban đầu do chi phí xây dựng tăng cao và khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng.

Chi phí ước tính cho dự án được tài trợ bởi sự nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 năm, từ hơn 1 tỷ USD đến hơn 2 tỷ USD. “Lý do là sự tính toán thiếu chặt chẽ và không dự báo được các yếu tố chi phí gia tăng trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, đặc biệt là lạm phát giá cả vật liệu xây dựng”, ông Lê Khắc Huỳnh, Phó giám đốc của Cơ quan Quản ký Đường sắt đô thị đã trả lời phỏng vấn một tờ báo của địa phương. Ông Huỳnh cho biết dự án đã được phê duyệt trong năm 2007 nhưng đã được dựa trên nghiên cứu của giai đoạn 2003-2006, trong khi vật liệu chi phí đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Việt Nam dự kiến sẽ chi tiêu từ 3,5 – 4,5% tổng GDP cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030. Mục tiêu là phát triển một hệ thống thông tin liên lạc toàn diện với tính khả dụng cao và đảm bảo kết nối giữa các vùng kinh tế lớn. Bộ Tài chính gần đây ước tính Việt Nam cần khoảng 80 tỷ USD để phát triển hệ thống giao thông từ 2011-2020 nhưng các chuyên gia dự đoán tổng số thực tế sẽ cao hơn nhiều.

Việt Nam cũng có kế hoạch thúc đẩy các phương tiện giao thông công cộng ( xe buýt, tàu điện ngầm, xe điện…) trong nỗ lực giảm số lượng phương tiện cá nhân. Hệ thống xe buýt dự kiến sẽ tăng công suất từ 8% ở các thành phố lớn hiện nay đến 15% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020. Trong khi đó, nhiều dự án phát triển tàu điện ngầm và xe điện đã được phê duyệt.

TP Hồ Chí Minh sẽ có 7 đường xe điện ngầm và 3 đường xe điện với tổng chiều dài 160km sẽ được xây dựng vào năm 2020, trong đó 20km đường tàu điện ngầm đầu tiên sẽ bắt đầu khởi công vào cuối tháng này và đi vào hoạt động vào đầu năm 2018.

Giao thông Việt Nam trong mắt báo chí nước ngoài - ảnh 3
Mô hình đường sắt đô thị đầu tiên tại Hà Nội - nút Ga Hà Nội - Nhổn.

Hà Nội dự định phát triển 8 đường xe điện đô thị đến năm 2030, 5 trong số đó đã được phê duyệt, với tổng chiều dài 284km, kết nối 8 đô thị vệ tinh. Đến nay, hai dự án đã đi vào xây dựng và dự kiến sẽ hoạt động từ năm 2015-2016.

“Để trở thành một thành phố của thế kỷ 21, một thành phố phải phát triển được hệ thống giao thông công cộng xương sống của nó. Vì vậy, các dự án tàu điện ngầm, đường ray xe lửa và xe điện phải được đầu tư đúng mức”, ông Erdal Elver, Cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành Siemens nói.

Tuy nhiên, đó là một kế hoạch dài hơi. Trong ngắn hạn, Việt Nam đang cố gắng phát triển một hệ thống giao thông thông minh (ITS) được coi là một giải pháp hiệu quả để giảm ùn tắc giao thông và giảm tai nạn. ITS được sử dụng ở nhiều quốc gia, áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại trong việc định hướng và quản lý hệ thống giao thông. Bộ Xây dựng cho biết sẽ lắp đặt máy ảnh, thiết bị giám sát và các thiết bị thông tin liên lạc cho các hệ thống điều khiển giao thông.

Trong tháng này, Hà Nội bắt đầu triển khai và thử nghiệm hệ thống ITS bằng cách sử dụng dữ liệu dẫn đường vệ tinh từ xe hơi để tính toán các điều kiện giao thông đường bộ và tại các nút giao thông. Đầu năm nay, Nhật Bản đã cung cấp 6,4 triệu USD hỗ trợ tài chính để giúp Việt Nam phát triển một hệ thống điều khiển giao thông cho đường cao tốc. 

PHAN SƯƠNG

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !