Gian nan cuộc chiến đưa binh sĩ Ukraine trở về từ ‘cõi chết’

Theo tờ Macleans (Canada), khi giao tranh ở miền Đông Ukraine vẫn đang tiếp diễn thì tại các bệnh viện quân đội, cuộc chiến giành lại cuộc sống bình thường cho các binh sĩ cũng căng thẳng không kém.

Khi được hỏi về quãng thời gian chiến đấu, anh Sergey, một binh sĩ 23 tuổi, đang được điều trị tại Irpin, một bệnh viện quân đội ở ngoại ô Kiev, cho hay: “Tôi ước không ai phải chứng kiến chiến tranh”. Servey bị chấn thương nặng ở đầu trong một trận chiến với quân ly khai ở Luhansk. Trận chiến trên vẫn diễn ra bất chấp lệnh ngừng bắn Minsk 2.

Các chính trị gia hy vọng lệnh ngừng bắn vẫn tiếp tục được giữ vững. Tuy nhiên, các binh sĩ Ukraine lại cho rằng điều đó là không thể bởi các cuộc giao tranh vẫn diễn ra hàng ngày.

Gian nan cuộc chiến đưa binh sĩ Ukraine trở về từ ‘cõi chết’ - ảnh 1

Các y bác sĩ trong một bệnh viện quân đội ở Kiev, Ukraine.

Servey gần như đã kiệt sức. Hiếm khi anh nhìn lên khi nói chuyện và nếu có nhìn, anh cũng lấm lét nhìn qua tất cả mọi người. Người lính trẻ này đã được huy động chiến đấu và bị "ném" vào một cuộc chiến mà anh chưa bao giờ nghĩ có thế xảy ra. Hiện anh đang có vết “sẹo” lớn cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, anh cho biết vẫn mong muốn được trở về với đơn vị sau khi bình phục. Anh cảm thấy áy náy khi các đồng đội của mình vẫn đang phải chiến đấu.

Khi cường độ của các trận chiến tiếp tục nóng lên từng ngày ở khu vực miền Đông, tại các bệnh viện quân đội, đội ngũ y bác sĩ cũng phải chiến đấu để chữa trị cho hàng ngàn binh sĩ như Sergey.

Điều đáng nói, không chỉ cần chữa trị về mặt thể xác, các binh sĩ còn cần được phục hồi cả về tinh thần. Tiến sĩ Vsevolod Stebliuk, một bác sĩ quân đội Ukraine cho biết: “Trong 24 năm qua, Ukraine sống trong hòa bình. Do vậy, khi đối mặt với một cuộc chiến, mọi người đều thấy ngỡ ngàng vì chưa bao giờ chuẩn bị cho điều đó”.

Gian nan cuộc chiến đưa binh sĩ Ukraine trở về từ ‘cõi chết’ - ảnh 2

Cận cảnh một cuộc giao tranh ở miền Đông Ukraine.

Ngay cả đội ngũ y bác sĩ Ukraine cũng không hề có kinh nghiệm gì với các bệnh nhân từ chiến trường trở về.

Ngoài ra, theo Macleans, thiếu kinh nghiệm cũng không phải là vấn đề duy nhất. Các binh sĩ đủ may mắn để trở về thường nhận thấy chính phủ không trợ giúp được nhiều cho họ bởi nạn tham nhũng vẫn đang hoành hành.

Hệ thống y tế của Ukraine cũng nổi tiếng vì tham nhũng. Mặc dù trên danh nghĩa, các binh sĩ sẽ được chữa trị miễn phí nhưng họ cho biết thường phải hối lộ cho các bác sĩ để được chăm sóc chu đáo. Khi các nguồn quỹ thường xuyên bị “mất tích” cộng với nhiều lý do khác, các binh sĩ Ukraine không thể tiếp cận được với các liệu pháp chữa trị tốt về cả mặt thể chất và tinh thần.

Gian nan cuộc chiến đưa binh sĩ Ukraine trở về từ ‘cõi chết’ - ảnh 3

Các thành viên lực lượng vũ trang Ukraine ở miền Đông.

Trong bối cảnh đó, nhiều bác sĩ người Canada gốc Ukraine đang đi đầu trong việc tạo ra các chương trình phục hồi chức năng giúp các binh sĩ phục hồi sau khi trải qua những điều khủng khiếp trong chiến tranh. Sergey là một trong những người lính đầu tiên được tiếp nhận vào trung tâm liệu pháp vật lý và tâm lý mới của bệnh viện quân đội Irpin.

Trung tâm này nằm dưới toàn bộ tầng trệt của bệnh viện và được thành lập bởi dự án Guardian Angels Ukraine. Chủ dự án Lisa Shymko, một người Canada, cho biết bà đã xây dựng dự án sau khi đến thăm một nhóm các thương binh tại một bệnh viện quân đội của Ukraine. Dự án được thành lập hồi tháng 12/2014 tại Toronto và gây được hơn 125.000 USD trong tháng đầu tiên.

Theo dự án trên, bác sĩ người Ukraine Stebliuk đã bay tới Canada để học tại trung tâm Rehab St John, một phần của Trung tâm Y tế Sunnybrook. Hiện với tư cách là người đứng đầu của Rehab ở Irpin, ông đang nỗ lực đưa các công nghệ y tế mới vào sử dụng. Tuy nhiên, việc không có các bác sĩ tâm lý được đào tạo để điều trị các vấn đề tâm lý liên quan đến chiến tranh là một khó khăn vô cùng lớn.

Ông Stebliuk nói: "Thách thức chính của của những người lính từ chiến trường trở về là hiểu được ý nghĩa mới của cuộc sống và trở lại cuộc sống hòa bình. Điều này không đơn giản vì rất khó thích nghi với hòa bình sau khi đi ra từ một cuộc chiến. Nếu một người lính không làm được vậy, họ sẽ khó hòa nhập trở lại.

Bên cạnh việc điều trị những chấn thương về tâm lý, một khó khăn khác là những thương tật của các binh sĩ. Có một số lượng lớn các binh sĩ đã bị khuyết tật. Những mảnh đạn sắc như dao từ bom có thể đón phăng những chiếc cây thì bất kì người lính nào chẳng may rơi vào đường bay của nó sẽ chẳng thể may mắn thoát chết lành lặn. Tính đến giờ đã có hơn 400 binh sĩ bị cụt tay hoặc chân.

Antonina Kumka, người đứng đầu chương trình cung cấp chân tay giả cho những binh sĩ bị khuyết tật cho hay, mục đích của chương trình không chỉ nhằm cung cấp chân tay giả cho binh sĩ mà còn huấn luyện các chuyên gia Ukraine cách chế tạo và sử dụng chúng. Thậm chí họ muốn giúp Ukraine xây dựng một ngành công nghiệp chế tạo chân tay giả bởi cuộc chiến ở đất nước này chưa hề có dấu hiệu sẽ kết thúc. 

Một binh sĩ cho biết: "Ít nhất giờ chúng tôi còn thấy có ai đó quan tâm đến mình”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang điện tử của Macleans, một tạp chí tin tức hàng tuần của Canada, được thành lập từ năm 1905.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !