Giám đốc Rostec tiết lộ thời gian giao lô Su-57 cho Lực lượng Hàng không-Vũ trụ
“Năm 2020, chúng tôi có rất nhiều công việc phải làm để ổn định ngành công nghiệp máy bay. Cần thực hiện dự án MS-21 chúng tôi sẽ bắt đầu sản xuất lô máy bay đầu tiên cho các hãng hàng không. Và cung cấp Su-57 cho quân đội ở quy mô lớn. Tất nhiên, đây là một trọng trách, chúng tôi sẽ phải thực sự huy động nguồn lực lớn của mình”, ông Chemezov nói.
Ông Chemezov nói thêm, chiếc Su-57 vừa bị rơi ở vùng Khabarovsk trong chuyến bay thử nghiệm vào ngày 24/12 là máy bay thuộc về nhà sản xuất, phi công đã kịp mở dù và sống sót. Vụ tai nạn xảy ra khi máy bay đang thực hiện một vụ thử nghiệm động cơ.
Mới đây, chuyên gia thử nghiệm của nhà xuất cho biết, chiến đấu cơ Su-57 thế hệ thứ năm triển vọng của Nga với động cơ hai kỳ “Izdelie 30” đã hoàn thành 16 chuyến bay.
“Hồi tháng 10 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm kế tiếp kiểm tra đặc tính sản phẩm ở những chế độ bay khác nhau, trong đó bao gồm cả kiểm tra hoạt động của vòi phun phản lực quay và hoạt động của hệ thống dầu trong tình trạng quá tải âm. Tổng cộng, đã hoàn thành 16 chuyến bay tại phòng thí nghiệm bay”, chuyên gia nói.
Tiêm kích Su-57 trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: RIA. |
Động cơ hai kỳ “Izdelie 30” khác với một kỳ (AL-41F-1) ở hệ thống điều khiển điện tử hoàn toàn tự động và có khả năng đảm bảo cho chuyến bay của chiến đấu cơ với tốc độ siêu thanh. Chuyến bay đầu tiên của tiêm kích Su-57 với động cơ hai kỳ được tiến hành vào tháng 12/2017.
Hồi tháng 9, quan sát viên quân sự Viktor Litovkin cho biết, phía Ấn Độ sẽ nối lại hợp tác với Nga để chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của riêng họ khi Su-57 nhận được động cơ hai kỳ.
Su-57 (trước đây có tên là PAK FA, tên thử nghiệm T-50) là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không, trên đất và trên mặt nước. Lần đầu tiên Su-57 cất cánh vào năm 2010.
Sự kết hợp giữa khả năng cơ động cao với khả năng thực hiện chuyến bay siêu thanh, cũng như một tổ hợp điện tử hàng không hiện đại và tầm nhìn thấp khiến Su-57 vượt trội hẳn so với các đối thủ.
Hợp đồng cung cấp 76 máy bay tiêm kích Su-57 cho Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga được ký tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế thường niên lần thứ 5 “Army-2019” hồi tháng 6 vừa qua. Hiện tại, các cuộc thử nghiệm máy bay đang diễn ra, trong đó kiểm tra hoạt động của các hệ thống, cũng như điều kiện hoạt động của động cơ giai đoạn hai. Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng Su-57 đã được thử nghiệm thành công ở Syria.