Giải Nobel Hòa bình 2015 đã có chủ nhân
Theo tờ The Guardian, tuyên bố của bà Kaci Kullmann Five, người đứng đầu hội đồng trao giải Nobel Hòa bình Na Uy vào hôm nay (9/10) đã khiến không ít người bất ngờ bởi trước đó Thủ tướng Đức Angela Merkel, Giáo hoàng Francis và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng được xem là 3 đối thủ nặng ký giành giải.
Các thành viên trongBộ Tứ Đối thoại quốc gia Tunisia hồi năm 2013. |
Bộ Tứ được thành lập vào mùa hè năm 2013 khi tiến trình dân chủ hóa tại Tunisia đứng trước nguy cơ sụp đổ sau những vụ ám sát chính trị và bất ổn xã hội gia tăng. Sự xuất hiện của Bộ Tứ được xem như giải pháp mang lại nền chính trị hòa bình cho Tunisia trong bối cảnh quốc gia này sắp rơi xuống bờ vực nội chiến. Theo đó, Bộ Tứ đã thiết lập một hệ thống hiến pháp giúp chính phủ đảm bảo những quyền cơ bản của người dân, tôn trọng mọi giới tính và tự do tín ngưỡng.
Bộ tứ Đối thoại quốc gia được chia làm 4 tổ chức lớn bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia ((UGTT), Liên minh công nghiệp, Thương mại và Thủ công Tunisia (UTICA), Liên đoàn Nhân quyền Tunisia (LTDH), và Hội Luật sư Tunisia.
Những tổ chức này đại diện cho nhiều lĩnh vực và giá trị khác nhau trong cộng đồng dân sự Tunisia bao gồm cuộc sống và sức khỏe của người lao động, các quy định về pháp luật và nhân quyền. Nói chung, Bộ Tứ đã đóng vai trò là người chung gian chèo lái các lực lượng để phát triển nền dân chủ ở Tunisia. Do đó, giải Nobel Hòa bình 2015 đã được quyết định trao cho Bộ Tứ Đối thoại quốc gia Tunisia, tuyên bố Hội đồng trao giải Nobel Hòa bình nhấn mạnh.
Tunisia đang phải đối mặt với những thách thức cả về chính trị, kinh tế và an ninh. Do đó, Hội đồng Nobel Na Uy hy vọng giải thưởng năm nay sẽ giúp quốc gia này duy trì nền hòa bình và truyền cảm hứng tới các quốc gia muốn thúc đẩy nền hòa bình và dân chủ ở Trung Đông, Bắc Phi và trên toàn thế giới.