Giải Nobel: Châu Á đang lên ngôi

Các chuyên gia dự đoán rằng những nhà khoa học Mỹ sẽ lại gặt hái một "mùa Nobel bội thu" trong năm 2011. Tuy nhiên họ cũng cảnh báo rằng sự thống trị này rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc.

Giải Nobel: Châu Á đang lên ngôi

Giải Nobel: Châu Á đang lên ngôi

Ngài Alec Jeffreys, người đã phát triển kỹ thuật về công nghệ nhận dạng DNA. Ảnh the Guardian

David Pendlebury, một chuyên gia phân tích của hãng Thompson Reuters, người đã dự đoán chính xác 10 người đoạt giải Nobel kể từ năm 2002, tin rằng các nước Châu Á, cụ thể là Trung Quốc sẽ sớm thống lĩnh vị trí dẫn đầu ở giải thưởng danh giá nhất của các nhà khoa học này.

"Vào đầu thế kỷ 20, Anh, Đức, Pháp đã thống trị về khoa học. Mỹ bắt đầu dẫn đầu thế giới kể từ sau thế chiến thứ 2. Còn bây giờ thì tôi tin rằng chúng ta sẽ chuẩn bị thấy các giải Nobel bắt đầu được chuyển qua tay các nhà khoa học ở Châu Á", Pendlebury phát biểu trước thềm lễ công bố giải năm nay.

Giải về Dược sẽ được công bố hôm nay (3/10), Vật lý vào thứ Ba (4/10) và Hóa học vào thứ Tư (5/10). Giải Nobel về Hòa bình sẽ được công bố vào thứ 5 (6/10), giải Kinh tế vào thứ 2 tuần sau (10/10) và Văn học vào cuối tháng 10. Tối đa là 3 nhà khoa học được đồng đứng tên một giải thưởng với trị giá khoảng 1,5 triệu đô.

Tờ the Guardian của Anh cho biết, trong vòng 10 năm qua, 31 trong tổng số 76 cá nhân nhận giải Nobel là người Mỹ. Trong số 21 người nhận giải Kinh tế, 16 là người Mỹ. Ngoài ra, Vương quốc Anh, một đất nước cũng khá nổi danh với giải Nobel, đã từng nhận được 8 giải về Sinh lý học, một giải Vật lý và một giải về Kinh tế. Những số liệu tổng thể này thể hiện được bức tranh khá là toàn cảnh. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà khoa học có hai quốc tịch và thường được cả hai nước tuyên bố.

Theo Pendlebury, những con số này cũng thể hiện những tín hiệu khá rõ ràng về sự vượt bậc của Mỹ so với thế giới và xu hướng năm nay cũng có vẻ nghiêng theo chiều hướng này. Ông đã chỉ ra một số nhóm các nhà khoa học Mỹ có thể sẽ nhận được giải thưởng năm nay, gồm Robert Langer và Joseph Vacanti, cả hai đều ở Boston (Mỹ) nghiên cứu cho công trình máy sản xuất giấy ăn; Sajeev John (Toronto, Canada) và Eli Yablonovitch (Berkeley, California) cho công trình nghiên cứu về lượng tử ánh sáng; và Allen Bard (Austin Texas) cho công trình kính hiển vi quét điện.

Nước Mỹ hiện tại đang thống trị trong các lĩnh vực giải thưởng Nobel. Tuy nhiên, đầu tư của Mỹ vào khoa học vật lý hiện giờ không còn mạnh như những ngành sinh học và dược nữa. Vì thế, tôi nghĩ ở thập kỷ tới chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều giải Nobel từ Châu Á hơn, Pendlebury nhận định.

Cá nhân Pendlebury, ông thừa nhận mình đặt hy vọng vào một số nhân vật. Ông Alec Jeffreys, nhà di truyền học của trường Đại học Leicester của Anh. Ông là người đã phát triển kỹ thuật công nghệ nhận diện bằng DNA năm 1984, đã làm thay đổi cả ngành khoa học pháp y. Giải Nobel thường được trao cho những công trình nghiên cứu có tính lý thuyết. Tuy nhiên, có nhiều giải cũng đã được trao cho những công trình mang tính ứng dụng như sợi quang và tôi rất mừng nếu như Jeffreys được vinh danh cho một khám phá có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội.

Pendlebury cũng ca ngợi sự nghiệp của Jacques Miller, nhà nghiên cứu 80 tuổi người Pháp gốc Úc, người đã phát hiện ra vai trò chủ chốt của tuyến ức trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đây là một khám phá mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong y học.

"Đó là một khám phá vô cùng quan trọng, mặc dù Miller tìm ra từ 50 năm trước nhưng ông hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu và sẽ thật tuyệt nếu ông có thể nhận được giải Nobel".

"Tất nhiên, nửa thế kỷ dường như là sự chờ đợi rất lâu để được ghi nhận công trình nghiên cứu của mình nhưng đó vẫn chưa phải là kỷ lục. Một nhà khoa học người Mỹ Peyton Rous đã phải đợi đến năm 1966 để được trao giải cho nghiên cứu dẫn đến phát hiện về các loại vi rút gây ra khối u, mặc dù ông đã tiến hành nghiên cứu này từ năm 1911. Vì vậy, tôi vẫn hy vọng Jacques sẽ là nhận được giải", Pendlebury nói.

Hoa Tạ

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !