Tại sao S-200 là ‘lá chắn thép’ bảo vệ không phận Liên Xô?

Tạp chí quân sự Military Watсh mới đây đã nói về những ưu điểm của hệ thống S-200 thời Liên Xô.

Theo đó, Military Wasth có bài viết “Tại sao NATO ‘không ưu’ S-200 - hệ thống phòng không tầm xa nhất thời Chiến tranh Lạnh”.

Tác giả nhớ lại rằng hệ thống tên lửa phòng không này đã đóng một vai trò trung tâm trong lực lượng phòng không của Liên Xô trong suốt phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Và từ năm 1982, S-200 bắt đầu được xuất khẩu trên khắp thế giới và ở nhiều nước hệ thống này vẫn đang được sử dụng.

Ngày nay các nhà khai thác chính của S-200 là Triều Tiên, Syria, Iran, Ba Lan và Bulgaria. Những nước này mua lại các hệ thống tên lửa vào những năm 1980 và 1990. Bên cạnh đó có Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan là những nước được thừa hưởng S-200 sau khi Liên Xô sụp đổ.

{keywords}
S-200 là mẫu tên lửa phòng không cuối cùng kết hợp động cơ chính nhiên liệu lỏng và tầng đẩy sơ tốc nhiên liệu rắn. (Ảnh: Wikimedia)

Theo Military Wasth, S-200 được phát triển để bảo vệ trước mọi hình thức tấn công bằng đường không như một hệ thống tương tự tầm xa và tiên tiến hơn của tổ hợp S-75.

Các đơn vị S-200 đầu tiên được đưa vào trang bị vào năm 1966 và duy trì hoạt động cho đến năm 1996, khi một số lượng lớn các hệ thống phòng không ngừng hoạt động.

Tên lửa S-200 sử dụng đầu dẫn hướng bán chủ động. Khi mục tiêu bị bắn trúng, đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật sẽ được kích nổ, và đầu đạn sau đó chỉ có thể được phóng khi có hiệu lệnh.

Sự khác biệt về hiệu suất giữa những hệ thống S-200 được sản xuất trong những năm 1980 và những năm 1960 ban đầu là rất đáng kể. Đồng thời, phiên bản hàng đầu của S-200D có tầm bắn lên tới 300 km so với 175 km của S-200A nguyên bản.

Tuy nhiên, các phiên bản sau này có trần bay cao hơn lên tới 40 km, linh hoạt hơn, có tiềm năng chống lại tên lửa đạn đạo vượt trội và xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn nhiều. Chúng cũng có thể tấn công mục tiêu di chuyển ở tốc độ siêu âm thấp lên đến Mach 6, có phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 600 km và khả năng tìm kiếm mục tiêu ở độ cao hơn 45.000 mét - những khả năng này lý tưởng để phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo.

Mỗi tiểu đoàn S-200 sử dụng 6 bệ phóng và một radar “chiếu sáng” mục tiêu. Hệ thống được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom. Tuy nhiên, nó cũng có thể đe dọa máy bay chiến đấu kể cả ở khoảng cách xa. Vì vậy, trong tay người Syria, S-200 đã bắn hạ máy bay A-4 của Hải quân Mỹ và F-16 của Không quân Israel.

Military Watch nhận định, trong Chiến tranh Lạnh, không có đối thủ phương Tây nào vượt qua S-200 về phạm vi hoạt động. Mặc dù có khả năng ấn tượng, nhưng S-200 có một nhược điểm lớn, đó là sự thiếu cơ động. Hệ thống này chỉ có thể được triển khai trên các địa điểm cố định. Do đó, hệ thống là một mục tiêu tương đối dễ dàng cho kẻ thù.

Tuy nhiên, S-200 vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Ví dụ, như ở Iran, quốc gia cũng có S-300 hiện đại hơn trong kho vũ khí, đang đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa hệ thống S-200 và có ý định làm cho cơ động hơn.

“Trước đây, tổ hợp này là một phương tiện phòng thủ khá đáng tin cậy trước tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu tốc độ cao”, Military Wasth kết luận.

Tên lửa trang bị cho S-200 có chiều dài 11m và có thể đạt tốc độ 700-1.200 m/s và có khả năng tiêu diệt mục tiêu hiệu quả ở độ cao tới 27km. S-200 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Mỗi tên lửa của S-200 được đẩy lên bằng 4 tên lửa phụ. Sau khi các tên lửa phụ này tách ra (từ 3 - 5 giây) tên lửa chính sẽ bay bằng nhiên liệu của chính nó. S-200 dùng hệ thống dẫn đường bán tự động với hiệu chỉnh đường bay pha giữa và dùng radar bán tự động ở pha cuối, giúp tăng độ chính xác của S-200 ở khoảng cách lớn.

Top 10 dự án quân sự không bao giờ được xuất hiện trên chiến trường

Top 10 dự án quân sự không bao giờ được xuất hiện trên chiến trường

Trong thế giới phát triển vũ khí mặc dù có những ý tưởng khá táo bạo, nhưng lại không thành công vì nhiều lí do khác nhau.

Thanh Bình (lược dịch)

Quân Ukraine tấn công phòng tuyến Nga gần ‘chảo lửa’ Bakhmut

Quân đội Ukraine gần đây đã tiến hành một cuộc tấn công vào phòng tuyến Nga ở gần làng Klischiivka, nơi nằm cách ‘chảo lửa’ Bakhmut gần 8km về phía tây nam.

Video Israel thử nghiệm thành công hệ thống phòng không trên biển C-Dome

Hải quân Israel mới đây đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng không C-Dome, được coi là phiên bản trang bị trên tàu khu trục của hệ thống Vòm Sắt nổi tiếng.

Nga phá hủy đoàn xe bọc thép chở quân VAB ở Ukraine

Đoạn video mới đây được phía Nga công bố cho thấy cảnh phá hủy một đoàn xe bọc thép chở quân của lực lượng vũ trang Ukraine.

Video Nga dùng súng cối tự hành lớn nhất thế giới công phá mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh các khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyulpan lớn nhất thế giới của nước này tấn công mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tính năng pháo tự hành ‘cung thủ’ Thụy Điển sắp gửi cho Ukraine

Các quan chức quốc phòng cấp cao của Ukraine và Thụy Điển gần đây đã thống nhất thời điểm Stokholm chuyển giao một số pháo tự hành Archer cho Kiev.

Sức mạnh súng bắn tỉa Barrett XM109 của Mỹ

Với loại đạn 25 x 59mm, súng bắn tỉa Barrett XM109 có thể dễ dàng vô hiệu hóa thiết giáp hạng nhẹ của đối phương.

Tàu do thám Nga bị UAV tấn công ở Biển Đen

Tàu trinh sát thuộc dự án 18280 mang tên Ivan Khurs của Nga khi đi qua eo biển Bosphorus đã bị 3 máy bay không người lái (UAV) tấn công.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới tới Na Uy tập trận

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ đã di chuyển tới thành phố Oslo của Na Uy vào hôm nay (24/5).

Rộ tin kho phụ tùng tiêm kích F-35 của Mỹ mất hơn một triệu linh kiện

Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết, tổng giá trị số linh kiện bị mất trong kho phụ tùng tiêm kích F-35 vào khoảng 85 triệu USD.

Sức mạnh của hệ thống phòng không Skynex do Đức sản xuất

Hệ thống phòng không tầm ngắn Skynex do Đức sản xuất có khả năng chống lại máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình một cách hiệu quả.

Đang cập nhật dữ liệu !