Giải mã những lời đe dọa của Triều Tiên

Triều Tiên đã phóng tên lửa, đã thử hạt nhân, tuyên bố nhấn chìm Washington và Seoul trong biển lửa, cắt đường dây nóng với Hàn Quốc, tuyên bố chiến tranh… Đằng sau những sự đe dọa ấy là gì? Phải chăng Triều Tiên đã bị truyền thông phương Tây biến thành một con quái vật dị dạng để cả những người không liên quan cũng phải sợ hãi và căm ghét?
Giải mã những lời đe dọa của Triều Tiên - ảnh 1
Kim Jong-un đang rất cần tỏ ra cứng rắn để tranh thủ sự ủng hộ của phe quân đội nhằm củng cố quyền lực.

Cuộc chơi nội bộ

Có lẽ nhiều người đã quên mất một điều rằng truyền thông Triều Tiên hiện nay vẫn còn khá xa cách với thế giới. Những thông tin, những lời đe dọa kia giới truyền thông phương Tây lấy từ đâu? Đa phần là họ tự “mò mẫm” vào hệ thống truyền thông, tuyên truyền nội bộ của Triều Tiên để theo dõi và khi kiếm được chút gì hay ho là “la làng”.

Đã có nhiều nhà phân tích chính trị quốc tế ở cả 2 bờ Thái Bình Dương khẳng định, tình hình trên bán đảo Triều Tiên còn lâu mới đến mức căng thẳng và nguy hiểm như những gì người ta thêu dệt suốt vài tháng qua. Thực tế, những phát ngôn đó chỉ có thể khẳng định được một điều là nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của Triều Tiên đang nỗ lực củng cố quyền lực và uy thế trong nước của mình khi tiếp quản chiếc ghế chủ tịch của người cha để lại.

Nên nhớ, năm nay Kim Jong-un mới có 29 tuổi và chắc chắc việc ngồi vào ghế Chủ tịch ở độ tuổi trẻ như thế, khi mà trong tay chưa có chút “thành tích” hay uy tín nào, ông Kim cũng sẽ gặp phải không ít những “sóng ngầm” bất mãn, thậm chí là âm mưu lật đổ.

“Trước tiên và trên hết, đó là những tuyên bố dành cho dân chúng Triều Tiên”, Jasper Kim, nhà sáng lập Tập đoàn nghiên cứu toàn cầu về Châu Á – Thái Bình Dương có trụ sở ở Seoul (Hàn Quốc) nói, "(nếu ông ta không làm thế) Ông ta sẽ không có sự ủng hộ của giới quân sự và sẽ không thể tồn tại được lâu dài ở vị trí tối cao trong chính quyền Triều Tiên. Nên nhớ, tuổi tác là một yếu tố rất quan trọng khi làm lãnh đạo ở các nước châu Á”.

Peter Hayes, Tổng giám đốc Viện nghiên cứu chính trị Nautilus ở San Francisco (Mỹ) cũng tán đồng quan điểm này và cho rằng trong nội bộ các lãnh đạo Triều Tiên hiện nay vẫn còn những bất đồng khá gay gắt về việc xác định tương lai của đất nước và việc quyết định có trở thành một quốc gia hạt nhân hay không. Một phe có thể vẫn muốn theo đuổi chiến lược hạt nhân và buộc cộng đồng quốc tế phải công nhận tính hợp pháp của nó để rồi sau đó tiến hành “nói chuyện” với thế giới và đòi hỏi những gì có lợi cho quốc gia của họ. Phe còn lại có thể bao gồm Bộ Ngoại giao và cơ quan quan hệ quốc tế của Đảng Lao động Triều Tiên muốn tiến hành các cuộc đàm phán để giải quyết “mớ bòng bong” này.

“Điều này được thể hiện khá rõ trong một tuyên bố mới đây của Bộ Ngoại giao Triều Tiên rằng nước này sẽ không từ bỏ các chương trình hạt nhân nếu Mỹ không thôi có các thái độ thù địch với họ - một điều kiện cho thấy Bình Nhưỡng sẽ sẵn sàng chấm dứt các hoạt động phát triển hạt nhân trong “một điều kiện và hoàn cảnh phù hợp”, chuyên gia Hayes nhận định.

Giải mã những lời đe dọa của Triều Tiên - ảnh 2
Bình Nhưỡng đã phát tín hiệu sẽ sẵn sàng chấm dứt các hoạt động phát triển hạt nhân trong “một điều kiện và hoàn cảnh phù hợp”

… đang bị thổi phồng?

"Họ tuyên bố rất nhiều những thứ to tát và dường như cả thế giới đang cảm giác là Triều Tiên “bị điên”, Jeffrey Lewis, giám đốc phụ trách khu vực Đông Á của Trung tâm nghiên cứu James Martin (California, Mỹ) bình luận, "Nhưng điều này là bất bình thường".

Victor Cha, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á của ĐH Georgetown đồng thời là cựu giám đốc Vụ châu Á của Ủy ban An ninh quốc gia Hoa Kỳ đã nói trên đài truyền hình CNN rằng, kể từ năm 1992 đến nay Triều Tiên thường có những hành động khiêu khích quân sự trong vòng 14 tuần mỗi khi Hàn Quốc có vị Tổng thống mới nhậm chức. Nếu chiếu theo thời điểm nhậm chức của bà Park Geun-hye từ hôm 25/2 đến nay thì “chiếc đồng hồ hẹn giờ này mới bắt đầu”.

"Điều bất bình thường của năm nay là diễn biến của nó sẽ rất khó lường do Triều Tiên mới có lãnh đạo mới. Những hành động khiêu khích đang diễn ra dồn dập hơn thường lệ so với những gì chúng tôi thấy trong 20 năm qua. Nhưng điều này cũng cho thấy dường như Triều Tiên chỉ dùng “võ mồm”. Có điều những chiêu võ mồm đó của năm nay lại khiến nhiều người hoảng hốt (hay chí ít là lo ngại) hơn".

Đã đến lúc phải sợ?

Đa số các nhà quan sát đều cho rằng phải mất nhiều năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể chế tạo được đầu đạn hạt nhân đủ điều kiện để lắp vào đầu tên lửa nhưng hồi tháng 12/2012 vừa qua họ đã phóng thành công một quả tên lửa tầm xa với vệ tinh gắn trên đó – những kỹ thuật khá phức tạp và cao cấp.

Chuyên gia Lewis, người cũng đang điều hành blog Arms Control Wonk cho biết có thể Triều Tiên đang cố đốt cháy giai đoạn, bỏ qua giai đoạn thử nghiệm bom hạt nhân và tiến thẳng đến việc chế tạo đầu đạn hạt nhân cho tên lửa. Điều này có thể giải thích vì sao 2 vụ thử trước đây đều thất bại. "Tôi nghĩ có cơ sở để tin rằng họ đã có thiết kế đầu đạn nặng dưới 1.000 kg – và mặc dù nó vẫn chưa đủ điều kiện để lắp vào tên lửa và phóng tới Mỹ thì nó cũng cho thấy họ đã tiến bộ rất nhiều”, ông Lewis nói.

Cũng theo chuyên gia này, dù Washington không nói ra nhưng hôm 15/3 vừa qua khi Lầu Năm Góc tuyên bố triển khai thêm hệ thống tên lửa đánh chặn ở bờ Tây cho thấy nước Mỹ đã thực sự lo lắng đến việc này. “Nếu bạn dám bỏ ra 1 tỷ USD để triển khai hệ thống đánh chặn, chứng tỏ họ (Triều Tiên) đã có thể làm như những gì họ nói”, Lewis kết luận.

Ngoài khả năng tấn công Mỹ, Triều Tiên còn có kho vũ khí khá đáng gờm như tên lửa tầm trung, hàng ngàn khẩu pháo hạng nặng, các trạm phóng rocket, hàng ngàn chiếc xe tăng… đủ để ào ạt tràn qua khu vực phi quân sự (khu vực phân chia 2 miền Triều Tiên). Thêm vào đó, Seoul nằm trong tầm bắn của khá nhiều loại vũ khí của Triều Tiên và nước này hoàn toàn không “võ mồm” khi tuyên bố có thể nhấn chìm Seoul trong biển lửa.

Có điều Triều Tiên sẽ không thể mạo hiểm đến mức tự sát như vậy. “Dù một trận oanh tạc của Triều Tiên có thể khiến hàng chục ngàn người Hàn Quốc thiệt mạng trước khi Mỹ kịp trả đũa và phá hủy các ụ súng này nhưng điều đó không có nghĩa là chiến tranh Triều Tiên đã cận kề. Họ chỉ có đủ nguồn nhiên liệu cho dưới 30 ngày chiến đấu và hoàn toàn không có khả năng tiếp tế thêm. Chính vì thế họ buộc phải tập trung phần lớn vũ khí của mình ở sát khu phi quân sự và đó cũng chính là điểm yếu của họ. Hơn ai hết, Triều Tiên rất hiểu bản thân mình và sẽ không phát động chiến tranh đâu”, chuyên gia Hayes phân tích.

Giải mã những lời đe dọa của Triều Tiên - ảnh 3

Đằng sau những hành động này là gì?

Từ nhiều năm nay, Bình Nhưỡng đã sử dụng bức màn hạt nhân và tên lửa của mình để đổi lấy những chuyến hàng viện trợ. Những chuyến hàng đó đã bị chấm dứt, những cuộc đàm phán 6 bên đã bị đóng băng và Triều Tiên đang muốn sử dụng các hành động này để đổi lấy hàng trăm ngàn tấn lương thực từ phe bên kia với yêu cầu “dừng các chương trình vũ khí”.

“Tôi cho rằng vấn đề thực sự là từ hơn ¼ thế kỷ qua Mỹ đã sử dụng chiêu bài ‘đổi bánh lấy hành động’ nhưng bây giờ Triều Tiên vừa không muốn bỏ vũ khí hạt nhân vừa muốn có ‘bánh ăn’. Đó là thế kẹt”, ông Victor Cha bình luận, “Trong khi đó, Mỹ vẫn tiến hành tập trận liên minh với Hàn Quốc, cho máy bay B-52 bay qua bán đảo Triều Tiên…khiến người ta nhớ về những ngày tồi tệ của cuộc chiến tranh lạnh. Đó là hành động khôn ngoan về chiến thuật nhưng ngu ngốc về chiến lược”.

Cả 2 chuyên gia Hayes và Lewis đều tin rằng nếu Mỹ và Hàn Quốc chịu “mềm” với Triều Tiên, họ sẽ chẳng mất gì mấy trong khi lại được rất nhiều. 

Lê Trí

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !