“Giải mã” một bức ảnh về Pháo binh Việt Nam

Có thể thấy khi mang khẩu đội pháo trong ảnh so sánh về kiểu loại thì không phù hợp với trang bị của Pháo đài Láng, Xuân Tảo (là loại gắn cố định trên bệ) và trung đội tăng cường (sơn pháo có khả năng cơ động cao).

Bức ảnh bấy lâu nay vẫn được cho là khẩu đội pháo ở Pháo đài Láng trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946)

Trên đây là một bức ảnh đã trở nên khá nổi tiếng về giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chụp lại cảnh các chiến sĩ pháo binh Việt Nam đang chuẩn bị chiến đấu ở mặt trận Hà Nội trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô (tháng 12-1946 tới tháng 2-1947). Trong cuốn chính sử của Bộ đội Pháo binh cũng như nhiều ấn phẩm sách, báo khác về đề tài Toàn quốc kháng chiến, bức ảnh này được sử dụng khá nhiều và thường được chú thích là một khẩu đội ở Pháo đài Láng đang chuẩn bị bắn vào Thành Hà Nội, làm hiệu lệnh cho Toàn quốc kháng chiến.

Một số hình ảnh mới được công bố gần đây cho thấy tấm hình này nằm trong một loạt ảnh được chụp bởi nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, người đã có mặt và ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về cuộc chiến đấu của Liên khu 2, Liên khu 3 cũng như mặt trận phía bắc Hà Nội.

Những hình ảnh ở nhiều góc độ khác nhau này cho phép chúng ta nhận diện được khẩu pháo trong ảnh là phần bệ pháo tách ra từ xe phòng không Kiểu 1913 của quân đội Pháp trong tình trạng nguyên vẹn.

Đây là phiên bản phòng không tự hành phát triển từ pháo 75mm Kiểu 1897 – một trong những loại pháo được quân đội Pháp sử dụng khá rộng rãi với nhiều biến thể pháo mặt đất, pháo cao xạ, pháo bờ biển, pháo hạm, pháo xe tăng... Phiên bản phòng không Kiểu 1913 có trần bắn tối đa từ 5.500-6.000m, đặt trên khung xe tải De Dion-Bouton, được sản xuất với số lượng lớn và đã tham chiến trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.

Pháo phòng không 75mm Kiểu 1913 khi đặt trên xe

Pháo phòng không 75mm Kiểu 1913 khi tách rời.

Các tài liệu Việt Nam cho biết, tính đến ngày 23-9-1945, các lực lượng vũ trang đã thu hồi được ở khu vực Hà Nội 15 khẩu pháo các loại, chủ yếu từ các trận địa phòng không ở các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Bạch Mai... Sau khi tiến hành sửa chữa, dồn lắp thì 7 khẩu pháo cao xạ 75mm đã được khôi phục và trang bị cho bộ đội Pháo binh ở Hà Nội.

Trên cơ sở này, Đoàn Pháo binh Thủ đô được thành lập ngày 29-6-1946 với 3 trung đội đóng ở Láng, Xuân Tảo và Xuân Canh. Sau đó cuối tháng 9-1946 xây dựng thêm trung đội thứ tư ở Pháo đài Thủ khối (hay Thổ Khối) và đến tháng 11-1946 tổ chức thống nhất lại thành Đại đội Pháo binh Thủ đô do Phạm Văn Đôn làm Đại đội trưởng, Tô Na làm Chính trị viên.

Pháo đài Láng vốn là trận địa pháo cũ của Pháp được xây dựng ở khu vực làng Láng Trung, được trang bị 2 khẩu pháo 75mm do Trung đội trưởng Nguyễn Ưng Gia và Chính trị viên Nguyễn Văn Khoát chỉ huy. Đây là trường hợp khá may mắn khi hiện vật pháo vẫn được lưu giữ lại cho đến ngày nay, cho phép xác định đây là những khẩu pháo hạm lưỡng dụng đối hải-đối không Kiểu 1922 của Pháp với tầm bắn 14.000m và trần phòng không hiệu quả lên tới 7.500m.

Trong hồi ức về “Công trường trọng pháo”, ông Nguyễn Huy An – người từng trực tiếp sửa chữa những khẩu pháo này đưa ra mô tả khá khớp: “Pháo trên tàu hải quân của quân đội Pháp cũ. Nòng pháo dài 4m đã được xây lắp chặt trên một bệ xi măng cốt thép”.(1) Pháo đài Láng được giao nhiệm vụ bắn vào Thành Hà Nội và đêm 19-12-1946 đã khai hỏa viên đạn đầu tiên mở màn cho Toàn quốc kháng chiến. Ngày 6-1-1947, quân Pháp đánh chiếm Giảng Võ, uy hiếp pháo đài. Ngày 10-1-1947, trung đội được lệnh bắn hết cơ số đạn còn lại và rút lên chiến khu.

Pháo phòng không 75mm Kiểu 1922

Hiện vật được trưng bày tại di tích Pháo đài Láng.

Một chi tiết cần lưu ý là hiện nay hầu hết nhân chứng và sách báo của Việt Nam vẫn ngộ nhận rằng pháo ở Pháo đài Láng do Đức chế tạo. Điều này có thể xuất phát từ việc nhà sản xuất ra những khẩu pháo này là một công ty vũ khí nổi tiếng của Pháp - Schneider et Cie, một cái tên rất phổ biến ở Đức.

Pháo đài Xuân Tảo cũng là trận địa pháo cũ của Pháp được xây dựng ở Xuân Tảo (Từ Liêm) trang bị hai khẩu pháo 75mm gắn trên bệ cố định, do Trung đội trưởng Trần Văn Uyên và Chính trị viên Nguyễn Hựu chỉ huy với nhiệm vụ pháo kích Trường Bưởi, Phủ Toàn quyền, Trường Albert Sarault... Mặc dù không có thêm thông tin chi tiết, nhưng dựa vào chi tiết nòng pháo dài 2m do ông Nguyễn Huy An cung cấp, hai khẩu pháo này có thể là phiên bản phòng không của pháo Kiểu 1897 với tầm bắn khoảng 8.000m.(2)

Pháo phòng không 75mm Kiểu 1897 gắn trên bệ cố định Kiểu 1915. Đây có thể là một loại gần giống với trang bị của Pháo đài Xuân Tảo.

Ngày 20-1-1947, quân Pháp tấn công ra khu vực Cầu Giấy, Nhật Tân và đánh chiếm Pháo đài Xuân Tảo ngày 22-1-1947, đến lượt trung đội này phải rút lui. Trong cả hai trường hợp, do pháo gắn cố định trên bệ không thể di chuyển nên cả hai trận địa ở Láng và Xuân Tảo đều chỉ có thể phá hoặc chôn giấu một số bộ phận quan trọng, còn lại phải bỏ pháo và rút người lên chiến khu tiếp tục xây dựng các đơn vị pháo binh khác.

Pháo đài Xuân Canh là trận địa mới xây dựng ở khu vực Xuân Canh (Đông Anh) do Trung đội trưởng Doãn Tuế và Chính trị viên Trương Thành Phao chỉ huy. Trang bị duy nhất một khẩu cao xạ 75mm đặt trên xe vận tải của Pháp cho thấy đây cũng là phiên bản phòng không Kiểu 1913.(3)

 Khẩu pháo được phát hiện ở khu vực Bãi Phúc Xá trong tình trạng “nước sông Hồng dâng lên bồi lấp cát ngập cả 6 bánh xe”. Để tránh bị lính Trung Hoa Dân quốc phát hiện, người ta đã bí mật tháo gỡ những chi tiết quan trọng nhất trong đêm và chuyển đi bằng thuyền. Theo các cán bộ từng phụ trách pháo đài là Phạm Văn Đôn và Doãn Tuế, khi đưa về đơn vị, khẩu pháo chỉ còn lại nòng, cơ bẩm, máy hãm, một phần bệ và được lắp thêm một bộ càng mới để sử dụng.

Trung đội Xuân Canh đảm nhiệm mục tiêu Sân bay Gia Lâm và khu vực bắc Cầu Long Biên. Đây là đơn vị pháo binh duy nhất đưa được trang bị nguyên vẹn ra khỏi Hà Nội, di chuyển bằng thuyền lên Việt Trì. Trong Chiến dịch Việt Bắc 1947, khẩu pháo này đã cơ động chiến đấu, phối hợp với đơn vị bạn bắn chìm và bị thương bốn tàu đổ bộ ngày 24-10-1947.

Di tích Pháo đài Xuân Tảo

Di tích Pháo đài Xuân Canh

Quá trình chi viện cho mặt trận Hà Nội còn có sự tham gia của một trung đội pháo binh của Chiến khu X do ông Vũ Quang Điện chỉ huy. Trung đội này được trang bị “sơn pháo” 75mm, bố trí ở khu vực ngã ba đê sông Đuống-quốc lộ 3 và đêm 24-1-1947 đã bí mật vận động vào cách sân bay Gia Lâm 400m để pháo kích vào sân bay, phá hỏng hai máy bay Spitfire.

Có thể thấy khi mang khẩu đội pháo trong ảnh so sánh về kiểu loại thì đều không phù hợp với trang bị của Pháo đài Láng, Xuân Tảo (là loại gắn cố định trên bệ) và trung đội tăng cường (là sơn pháo có khả năng cơ động cao). Pháo đài Xuân Canh mặc dù cũng sử dụng pháo Kiểu 1913 tương tự nhưng ở trong tình trạng kém nguyên vẹn và chắp vá. Đồng thời việc có thể cơ động và chiến đấu ở địa hình rừng núi Việt Bắc cũng cho thấy khẩu pháo đã được cải biên lại ở dạng nhẹ hơn.

Với việc loại trừ các phương án trên, chỉ còn lại một khả năng, đó là Pháo đài Thủ khối.

Pháo đài Thủ khối ban đầu do ông Phạm Văn Đôn trực tiếp chỉ huy với hai khẩu pháo cao xạ 75mm chưa rõ kiểu loại, tuy nhiên sau khi ông được điều về làm đại đội trưởng Đại đội Pháo binh Thủ đô thì không có thông tin về cán bộ thay thế phụ trách trung đội.

Pháo đài Thủ khối cũng là đơn vị pháo binh gặp trắc trở nhất ở mặt trận Hà Nội. Lúc đầu trận địa được bố trí ở Làng Thủ khối (Gia Lâm), tuy nhiên sau khi bị quân Pháp gây hấn và uy hiếp, pháo đài phải di chuyển để giữ bí mật, đầu tiên về làng Khoan Tế và sau đó đến trước thời điểm 19-12-1946 thì đóng ở Làng Đào Xuyên (Gia Lâm), nhận nhiệm vụ bắn phá Sân bay Gia Lâm và Nhà máy khuy. Trong cuộc chiến đấu ngày 20-12-1946, máy bay Pháp đã ném bom phá hỏng một khẩu pháo của pháo đài. Khẩu pháo còn lại ngay đêm đó được chở bằng thuyền qua sông Hồng về bố trí ở Yên Duyên (Thanh Trì). Ngày 15-1-1947, quân Pháp chiếm Vĩnh Tuy, khẩu đội này phải kéo bằng tay rút về Hữu Lê (Hà Đông) và đến cuối tháng 2-1947 bị quân Pháp đánh chiếm khi đang bắn chặn địch trên trục Hà Nội-Hà Đông.

Trong khi đó, khẩu pháo hỏng cũng được chở từ Đào Xuyên qua Sông Hồng và đưa về xưởng trọng pháo ở Làng Phượng Nghĩa (Quốc Oai) để sửa chữa, lắp ráp lại và tổ chức thành một trung đội chiến đấu mới do Trung đội trưởng Doãn Tuế chỉ huy. Tuy nhiên ngày 3-2-1947 quân Pháp nống ra đánh chiếm trận địa, đơn vị chỉ kịp đem giấu nòng pháo và một số chi tiết vào trong núi. Bệ pháo sau đó bị lính Pháp đặt mìn phá hủy.

Như vậy, dựa vào những tấm ảnh trên, có thể tạm nhận định đây là một khẩu đội thuộc trung đội pháo binh đóng tại Pháo đài Thủ Khối (hay Pháo đài Đào Xuyên). Những bức ảnh này có lẽ đã được nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản chụp lại trước ngày 20-12-1946, hoặc chụp khẩu đội ở Yên Duyên (hoặc Hữu Lê) trong quá trình tác giả đang theo sát những diễn biến chiến đấu của mặt trận Liên khu 2 phía nam Hà Nội. Mặc dù không có thêm thông tin chi tiết hơn, vẫn có thể khẳng định đây không phải là ảnh chụp ở Pháo đài Láng như các sách báo lâu nay vẫn ghi nhận.

Ghi chú:

(1). Bảo tàng Cách mạng ở Hà Nội đang trưng bày một nòng pháo 75mm Kiểu 1897 với chú thích là trang bị của Pháo đài Láng. Điều này là không chính xác vì như đã chỉ ra trong bài, Pháo đài Láng sử dụng pháo 75mm Kiểu 1922 không dùng chung loại đạn với pháo 75mm Kiểu 1897.

(2), (3). Hiện nay di tích Pháo đài Xuân Tảo và Xuân Canh đều trưng bày tiêu bản pháo được phục dựng. Tuy nhiên ở đây việc phục dựng đã được thực hiện không đúng với lịch sử khi dựa vào hiện vật pháo Kiểu 1922 ở di tích Pháo đài Láng để làm mẫu.

Tài liệu tham khảo:

·      Lịch sử Pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam 1945-1954.

·      Pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam những chặng đường chiến đấu, Tập 1.

·      Lịch sử Hậu cần-Kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Thực dân Pháp 1945-1954.

·      “Đơn vị pháo binh đầu tiên” – Phạm Văn Đôn.

·      “Tiếng pháo bảo vệ Thủ đô ngày đầu kháng chiến” – Doãn Tuế.

·      “Công trường trọng pháo” – Nguyễn Huy An.

Trường Sơn

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Đang cập nhật dữ liệu !