Giá thực phẩm đang 'leo thang'

Người dân lẫn người kinh doanh đều bày tỏ lo ngại khi giá các mặt hàng thiết yếu lẫn nguyên vật liệu đều đồng loạt tăng trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh.

thuc pham tang gia tro lai anh 1

"Cầm 500.000 đồng đi siêu thị thấy chẳng mua được bao nhiêu, về nhà tính lại mới thấy cái gì cũng tăng giá, mùng tơi từ 20.000-25.000 đồng lên hơn 30.000 đồng một kg", chị Thảo (TP Thủ Đức) than.

Thực tế hiện nay giá xăng dầu, phân bón, vật tư nông nghiệp tăng phi mã trong thời gian qua kết hợp nguồn cung hạn chế khiến giá nhiều loại thực phẩm rục rịch tăng trở lại. Khảo sát của Zing tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, nhiều loại thực phẩm có xu hướng tăng trở lại so với thời điểm đầu tháng 10.

Tại một cửa hàng Vinmart+ ở quận 7, cải ngọt có giá 44.000 đồng/kg, hành lá 81.800 đồng/kg, ngò rí 60.000 đồng/kg, súp lơ xanh 65.000 đồng/kg, mùng tơi 33.000 đồng/kg, cà rốt 34.000 đồng/kg, đậu cô ve 39.900 đồng/kg, bắp cải trắng 18.000 đồng/kg...

thuc pham tang gia tro lai anh 2

Giá xăng tăng sẽ kéo theo chuỗi tăng giá ở nhiều mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Phương Lâm.

Rau gia vị tăng cao nhất từ trước đến nay

Trong khi đó, tại cửa hàng Bách Hóa Xanh nhiều loại rau củ có mức giá thấp hơn. Đơn cử, cải ngọt, cải bẹ xanh giá 18.000 đồng/kg, cà chua 40.000 đồng/kg, mùng tơi 18.000 đồng/kg, hành lá 60.000 đồng/kg, ngò rí 55.000 đồng/kg, bắp cải trắng 25.000 đồng/kg,... Thịt ba rọi 129.000 đồng/kg, thịt sườn non 159.000 đồng/kg, nạc dăm 115.000 đồng/kg.

Tại chợ truyền thống, giá thực phẩm có tăng nhẹ từ 2.000-7.000 đồng, tùy loại. Cụ thể, tại một quầy bán rau củ ở chợ Xóm Chiếu (quận 4) mùng tơi có giá 30.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh đồng giá 25.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), cà chua 35.000 đồng/kg, hành lá 40.000 đồng/kg...

Tiểu thương bán rau củ tại chợ này cho biết hiện nay do giá xăng dầu tăng, thời tiết mưa bão rau khó nhập nên giá phải tăng lên, tuy nhiên mức tăng chưa đột biến như thời điểm đầu tháng 7. "Giá cả tăng nhưng lượng khách giảm mạnh. Người dân cũng thắt chặt chi tiêu, mua đồ ít hơn trước", tiểu thương này cho biết.

Hiện, giá nhiều loại rau củ tại TP Đà Lạt và vùng phụ cận cũng đang tăng mạnh. Đặc biệt gồm các loại rau ăn lá do nhu cầu tiêu thụ cao trong khi nguồn cung bị khan hiếm.

Ông Hoàng Thanh Hải - giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Hải Nông - thừa nhận hiện nay một số loại rau gia vị như ngò rí, hành lá, rau thơm... tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, ở các chợ đầu mối lên mức 50.000-60.000 đồng/kg.

"Còn một số loại rau củ khác cũng có tăng nhưng ở mức chấp nhận được. Cụ thể cà rốt ở chợ đầu mối dao động 18.000-25.000 đồng/kg, củ cải trắng 8.000 đồng tăng lên 16.000 đồng/kg...", ông nói và thừa nhận hiện nay giá các mặt hàng rau củ, quả ở Đà Lạt cao ngất ngưởng và khan hàng. Một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc cũng tăng hơn trước.

"Hiện nay người nông dân cũng đang chần chừ không dám xuống giống, không dám sản xuất nhiều vì lo sợ dịch bệnh khiến cung không đủ cầu. Hơn nữa, giá phân bón, hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật lại tăng gấp 2-3 lần kết hợp với giá xăng liên tục lên cao làm ảnh hưởng đến giá nông sản", ông Hải lý giải.

thuc pham tang gia tro lai anh 3

Nhiều tháng qua, bên cạnh thực phẩm tươi sống, doanh nghiệp sản xuất dầu ăn, nước mắm, bún, phở gói, các loại bột... cũng phải liên tục điều chỉnh giá. Ảnh: Phương Lâm.

Chật vật chi tiêu trong "cơn bão giá"

Giá xăng dầu, gas tăng phi mã, các thực phẩm khác cũng đồng loạt tăng theo, khiến người dân càng thêm khó khăn trong chi tiêu, nhất là người lao động có thu nhập thấp. Chị Nguyễn Mai (Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức) cho biết vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị bị cắt giảm 30% lương nhưng mọi mặt hàng thiết yếu lại tăng cao.

"Nay đi siêu thị, mua 350 gram thịt xay, 1 quả dưa hấu, 1 bó rau cải cho một bữa ăn đã tốn gần 100.000 đồng. Tiền kiếm đã ít đi mà giá cả chi tiêu mọi thứ gấp 2 gấp 3", chị than. Mọi chi phí đắt đỏ đã buộc chị Mai phải cân đối chi tiêu, chỉ mua những thực phẩm cần thiết và hạn chế ăn uống ở ngoài.

Tương tự, chị Lê Thương (quận 8, TP.HCM) cũng cho biết ngoài rau củ, thịt cá tăng thì đồ dùng sinh hoạt gia đình như dầu ăn, mắm, đồ hộp... cũng tăng giá, tiền thuê nhà thì mới nộp đầu tháng vài hôm sau đã thấy tới cuối tháng. "Chưa kể bát bún bò trước 30.000 đồng nay đã tăng lên 35.000 đồng. Với tình hình giá cả đắt đỏ, tôi cũng không dám ăn ngoài nhiều", chị nói.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT), khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới, các hoạt động dịch vụ tăng, dự báo nhu cầu thực phẩm cuối năm và giá cả sẽ tăng trở lại.

Nhu cầu tiêu thụ rau quả toàn cầu dự báo sẽ sớm phục hồi mạnh mẽ trong quý cuối năm. Đây cũng là yếu tố chính giúp cải thiện xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với hoạt động thông quan xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc được khơi thông sẽ là những yếu tố thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong những tháng tới.

Với các sản phẩm thủy sản, các doanh nghiệp đang gia tăng thu mua để chuẩn bị cho đơn hàng phục vụ dịp Noel và lễ tết cuối năm nên giá cá tra và tôm có xu hướng tăng, trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế bởi người nuôi còn đang dè chừng lo ngại dịch bệnh.

thuc pham tang gia tro lai anh 4

Giá thực phẩm rục rịch tăng trở lại sau thời gian giảm nhẹ. Ảnh: Đức Anh.

Giải pháp nào kiểm soát giá cả leo thang?

Trao đổi với Zing, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - cho biết vấn đề áp lực tăng lạm phát do chi phí tăng cao đã được các chuyên gia của VEPR cảnh báo trong các báo cáo gần đây.

"Tuy nhiên cho đến thời điểm kết thúc quý III, nhu cầu tiêu dùng còn thấp, sự phục hồi lại sản xuất, đời sống, kinh doanh bình thường có độ trễ nhất định nên áp lực lạm phát cuối năm 2021 của Việt Nam là không cao, vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Chính phủ đặt ra", ông Việt nhìn nhận.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhấn mạnh chi chí sản xuất, kinh doanh tăng cao do kiểm soát dịch bệnh, những rủi ro từ dịch Covid-19 tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ tạo áp lực và rủi ro lạm phát rất lớn cho năm 2022.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR): Chi chí sản xuất, kinh doanh tăng cao và những rủi ro về dịch bệnh tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ tạo áp lực và rủi ro lạm phát rất lớn trong năm 2022.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng xu thế tăng giá nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là xăng dầu thế giới khó có thể đảo ngược trong nửa đầu 2022, khi nhu cầu nguyên liệu vào mùa hè tăng, kinh tế thế giới bước vào phục hồi mạnh mẽ.

"Trong bối cảnh đó, quỹ bình ổn xăng dầu lại không còn dư địa để hỗ trợ thì Bộ tài chính cần có động thái cân nhắc giảm các loại thuế, phí trên giá xăng dầu để hỗ trợ tăng trưởng. Chẳng hạn, thuế VAT nên có phương án giảm có lựa chọn một số lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh để hỗ trợ phục hồi sản xuất và kích cầu trong nước", ông nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng việc giảm các khoản thuế, phí đóng góp cố định cũng có thể ảnh hướng đến nguồn thu ngân sách từ đó ảnh hưởng khả năng cân đối các gói hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội sau dịch hay kế hoạch đầu tư công trung hạn. Do vậy cũng cần có sự tính toán phù hợp.

Về dài hạn, theo lãnh đạo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, cần nghiên cứu lại cách thức điều hành hiệu quả quỹ bình ổn giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường tự do.

thuc pham tang gia tro lai anh 5

Xăng dầu tăng giá phi mã thời gian qua kéo theo mức giá của nhiều mặt hàng tăng. Ảnh: Phạm Thắng.

"Chỉ khi nào giá bán lẻ xăng, dầu chịu áp lực cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, cũng như các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thì việc cắt giảm các chi phí trung gian, logistic, đổi mới công nghệ mới là biện pháp quan trọng để giảm giá thành và tăng năng lực cung ứng", ông nêu quan điểm.

Chính vì thế, một trong những cách thức tối ưu là cần mở cửa thị trường nguyên liệu nói chung và xăng dầu nói riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo chuyên gia này, với áp lực giá đầu vào sản xuất tăng cao đặc biệt là các mặt hàng nguyên liệu xăng, dầu, sẽ tạo cơ hội cho các mặt hàng thay thế và tăng áp lực đổi mới, sáng tạo cho toàn bộ nền kinh tế vì phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm hơn nữa chi phí đầu vào để tăng tính cạnh tranh.

"Sự gia tăng tính cạnh tranh và mở cửa thị trường xăng, dầu nói riêng và các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nói chung là tốt cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trong dài hạn. Một khi chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngành, nền kinh tế Việt nam được nâng cao sẽ giải được rất nhiều vấn đề, trong đó có cả áp lực lạm phát", TS. Nguyễn Quốc Việt nhìn nhận.

Rau xanh tăng giá cao hơn thịt, khi nào giá rau mới hạ nhiệt?

Rau xanh tăng giá cao hơn thịt, khi nào giá rau mới hạ nhiệt?

Giá rau ở nhiều địa phương tại miền Bắc như Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Ninh Bình.. tăng lên từng ngày, thậm chí có những loại rau giá đắt hơn cả thịt...và chưa có dấu hiệu 'hạ nhiệt' khiến các bà nội trợ 'lao đao'...

Theo zingnews.vn

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.

Sun Urban City - dự án được kỳ vọng tạo động lực phát triển cho Hà Nam

Những dự án như Đô thị thời đại - Sun Urban City do Tập đoàn Sun Group đầu tư được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Những thành tích vượt trội về nhân sự của FWD Việt Nam trong năm 2024

Hành trình xây dựng và duy trì môi trường làm việc lý tưởng của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam được ghi nhận với 4 giải thưởng nhân sự khu vực châu Á do Tạp chí HR Asia trao tặng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.