Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất châu Á
Theo những số liệu công bố hôm 20/12, gạo 5% tấm của Việt Nam được bán với giá 410 – 420 USD/tấn, hạ 20%/tấn so với hai tuần trước, nhưng lại cao hơn 10 USD/tấn so với hồi tháng trước.
Trong khi đó, giá bán gạo Thái Lan cùng loại lại giảm 15 USD/tấn xuống mức 380 USD/tấn so với hai tuần trước. So với tháng trước, giá gạo của Thái Lan đã giảm mất 25%/tấn.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá bán gạo của Việt Nam đã tăng 5 USD/tấn trong khi giá gạo Thái Lan lại giảm còn 170 USD/tấn.
Ông Đỗ Văn Hào – một chuyên gia tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam cho biết trong thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan.
Theo ông Hào, đây không phải là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam được bán cao hơn gạo Thái bởi hiện tượng này đã từng xảy ra trong quá khứ song chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.
"Một số lý do đẩy giá bán gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan trong thời gian gần đây. Trước hết, Việt Nam đã giành được hợp đồng xuất khẩu 500.000 tấn gạo cho Philippines vào ngày 25/11. Mức giá thấp nhấp trong bản hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines là 462,25 USD/tấn. Trong khi giá bán gạo của Thái Lan là 475 USD/tấn. Đây chính là lý do khiến nhu cầu mua gạo Việt Nam tăng và đẩy giá bán gạo xuất khẩu lên", ông Hào nói.
Yếu tố thứ hai, các kho gạo của Thái Lan được phép xuất khẩu số gạo đã lưu trữ từ những mùa gặt trước đó. Trong khi gần đây, các kho gạo Thái Lan lại đang chứa tới hàng chục triệu tấn gạo và nhu cầu bán số gạo dữ trữ tăng đã dẫn tới tình trạng hạ giá bán.
Yếu tối thứ ba, tỷ giá hối đoái giữa đồng baht của Thái và đồng đôla của Mỹ đang có mức chênh lệch khá lớn khiến giá gạo bán theo đồng nội tệ giảm mạnh .
Chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân nhấn mạnh trong khi Việt Nam đang xuất khẩu số gạo mới được thu hoạch, thì Thái Lan lại bán số gạo lưu trong kho từ lâu, dẫn tới tình trạng chênh lệch giá bán giữa hai nước.
"Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc và châu Phi đang hạ mức dữ trữ. Hiện nay, vào trung tuần tháng 12, chúng ta vẫn chưa thể thu mua gạo trong khi người nông dân đã thu hoạch vụ thứ ba trong năm hồi tháng 11. Nguồn cung sụt giảm là một trong những lý do đẩy giá gạo tăng cao hơn.Tôi nghĩ giá bán gạo gần đây là khá hợp lý bởi Thái Lan quyết không hạ giá gạo do chất lượng gạo cao. Hiện nay, Campuchia đang thu hoạch vụ mùa mới và một phần sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam", ông Xuân nói.
Theo ông Hào, các loại gạo được đưa đi xuất khẩu hoàn toàn khác so với loại gạo đang được bày bán tại thị trưởng Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam có thể tăng nhập gạo Thái Lan để bán trong nước nếu như giá bán gạo Thái thấp hơn so với giá gạo nội địa. Điển hình, mới đây, Việt Nam vừa nhập khẩu một lượng lớn gạo từ Thái Lan và nếu giá gạo Thái tiếp tục xuống giá nhưng giữ nguyên chất lượng, lượng gạo Thái nhập khẩu sẽ còn tăng cao.
Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1 – 19/12/2013, số lượng gạo xuất khẩu đã đạt 6.325 triệu tấn với giá giao lên tàu (FOB) là 2,735 tỷ USD và giá đến bờ (CIF) là 2,848 tỷ USD.
Trong khoảng thời gian từ ngày 1 – 19/12, lượng gạo xuất khẩu là 183.897 tấn với FOB đạt 86,569 triệu USD và CIF là 91,969 triệu USD.
Theo Tổng thư ký VFA - ông Huỳnh Minh Huệ, tổng lượng gạo xuất khẩu trong năm 2013 đạt xấp xỉ 6,6 triệu tấn. Đây là mức thấp hơn so với dự kiến bởi hồi đầu năm 2013, VFA dự định xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo.