Gần 200 hộ dân chật vật ở vùng lõi rừng quốc gia, cây trồng quá lứa cũng không thể thu hoạch

Không có đất sản xuất, đất không được cấp sổ đỏ, cây keo đến thời kỳ thu hoạch không được bán... cuộc sống của người dân vùng đệm, vùng lõi vườn quốc gia (VQG) Bến En gặp khó khăn suốt nhiều năm nay.

Mắc kẹt giữa “rừng vàng”

Dù đang sinh sống trên chính mảnh đất của mình hàng chục năm nay nhưng gần 200 trăm hộ dân ở vùng đệm, vùng lõi VQG Bến En (Thanh Hóa) vẫn chưa được cấp sổ đỏ, không có đất sản xuất.

{keywords}
Nhiều gia đình đóng cửa nhiều năm đi làm ăn xa. Cuộc sống của người dân mắc kẹt hàng chục năm giữa “rừng vàng”

Theo tìm hiểu của PV, từ năm 1992, sau khi Bến En được công nhận là Vườn Quốc gia (VQG) thì cũng từ đó hàng trăm hộ dân sinh sống ở vùng đệm, vùng lõi ''mắc kẹt'' giữa rừng, công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Bà Ngân Thị Sáng (SN 1969, trú thôn Thanh Bình, xã Tân Bình, huyện Như Xuân) cho biết, gia đình bà tách ra ở riêng từ năm 1994, mưu sinh trên mảnh đất mới. Từ đó đến nay, gia đình nhiều lần đi làm sổ đỏ (trích lục đất - PV) nhưng không được do nguồn gốc đất quy hoạch rừng đặc dụng, thuộc quản lý của VQG Bến En.

“Cuộc sống của chúng tôi khó khăn lắm. Đất nông nghiệp cả nhà 7 khẩu chỉ có 2 sào ruộng nhưng cấy hái cũng phải phụ thuộc vào nước trời. Đất lâm nghiệp gần 5 sào gia đình khai khẩn khoảng 10 năm nay hiện đang trồng keo thì không được nhà nước giao khoán. Cá dưới sông chông được đánh bắt, mà vào rừng họ cũng cấm...” bà Sáng giãi bày.

{keywords}
Bà Ngân Thị Sáng chia sẻ về sự khó khăn của người dân: "Đủ ăn là may lắm rồi!''.

Do cuộc sống khó khăn, không có đất sản xuất nên các con bà Sáng phải đi làm ăn xa, chỉ còn 2 vợ chồng già cùng đứa cháu nhỏ ở nhà chăn nuôi thêm vài con bò để trang trải cuộc sống, ai thuê làm gì thì làm thêm.

May mắn hơn gia đình bà Sáng, gia đình bà Lương Thị Hoàn (SN 1965, trú thôn Thanh Bình) đã được cấp sổ đỏ đất ở, nhưng phần đất lâm nghiệp để sản xuất không được giao nữa, chỉ còn ít đất tự phát đồi cạnh nhà từ hàng chục năm trước để trồng keo.

“Gia đình tôi có trồng một ít keo 4 năm tuổi đã đến thời kỳ thu hoạch rồi mà muốn bán để trang trải cuộc sống cũng không bán được vì vướng mắc đến thủ tục, giấy tờ của VQG (do là đất quy hoạch rừng đặc dụng - PV). Cuộc sống của người dân nghèo mãi, làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn. Giờ lên rừng, xuống sông mưu sinh cũng không được phép...”, bà Hoàn chia sẻ.

{keywords}
Ruộng để cấy lúa rất ít và phụ thuộc thời tiết, chỉ có nguồn nước mưa để tưới lúa.
{keywords}
Cây keo lớn đến thời kỳ thu hoạch nhưng không thể bán vì vướng quy hoạch rừng đặc dụng.

Theo ghi nhận của PV, trong thôn Thanh Bình chủ yếu ở nhà là các cặp vợ chồng già cùng các cháu nhỏ; còn các thanh niên, vợ chồng trẻ đều đi làm ăn xa với mong muốn kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống...

Ông Đàm Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Tân Bình (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) thông tin: Toàn xã có 195 hộ dân ở 3 thôn Thanh Bình, Đức Bình, Mai Thắng sống trong vùng lõi, vùng đệm của VQG Bến En gặp nhiều khó khăn. Trong đó, chủ yếu các hộ dân không được cấp đất sản xuất, chưa được cấp sổ đỏ, keo lớn nhưng không thể khai thác chỉ khi mưa gió đổ gãy làm đơn xin bán với được.

Người dân mong muốn được giao đất sản xuất

Theo thống kê của UBND huyện Như Xuân, hiện nay toàn huyện có 569 hộ dân với hơn 2.400 nhân khẩu sống tại 5 thôn thuộc 2 xã Tân Bình, Hóa Quỳ sống trong vùng lõi, vùng đệm của VQG Bến En.

Đa số những hộ dân sinh sống ở đây trước khi thành lập VQG Bến En, do quá trình quy hoạch VQG, người dân không được di chuyển ra khỏi ranh giới rừng đặc dụng, không được quy hoạch đất sản xuất, không có sinh kế ổn định... nên cuộc sống chỉ quanh quẩn ở bìa rừng và ven bờ sông Mực.

Trước đây, người dân có thể vào rừng đốt than, bẻ măng, lấy cây thuốc, đánh cá dưới sông để cải thiện thêm..., nhưng nhiều năm trở lại đây, mọi việc đã bị cấm nên cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn hơn.

{keywords}
Các hộ dân chủ yếu sống ở bìa rừng, ven bờ hồ sông Mực nhưng họ không được khai thác tài nguyên trong rừng và dưới sông.

Tại nhiều cuộc họp tiếp xúc cử tri của HĐND và đại biểu Quốc hội, người dân và chính quyền địa phương đã bày tỏ mong muốn các cấp các ngành quan tâm, sớm giải quyết bài toán đất sản xuất, cấp sổ đỏ, tạo sinh kế cho người dân sinh sống ổn định.

Ông Đàm Văn Thông, Chủ tịch xã Tân Bình thông tin thêm: ''Qua các cuộc họp tiếp xúc đại biểu Quốc hội, chúng tôi cũng đã có đề xuất vấn đề này. Đại biểu thông tin sẽ làm việc với các bộ, ban ngành xem xét, tháo gỡ. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã đề xuất, có kiến nghị với Chính phủ về việc cắt đất cho người dân''.

{keywords}
Trâu, bò của các hộ dân cũng không được thả vào rừng mà chỉ thả ở ven bờ hồ sông Mực và khu ruộng.

Được biết, VQG Bến En nằm ở 2 huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) với tổng diện tích 14.735ha. Trong đó, rừng nguyên sinh là 8.544 ha, nhiều sông, suối, đồi núi và hồ sông Mực trên núi có diện tích 3.000ha.

Ông Nguyễn Hữu Tuất, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân chia sẻ: ''Huyện Như Xuân mong muốn trong thời gian tới Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ ngành liên quan báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để bố trí đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân sớm ổn định đời sống''.

{keywords}
Nhiều gia đình đã đóng cửa đi làm ăn xa vì không thể mưu sinh nơi vùng lõi vườn quốc gia.

Trần Nghị

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !