“Em an toàn hơn cùng Google” giúp trẻ em biết tự bảo vệ bản thân

Sau hơn 1 năm triển khai tại Việt Nam, dự án “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google” đã có 7.443 giáo viên tại 4 địa phương được tập huấn giảng dạy trẻ kỹ năng sử dụng Internet an toàn và hiệu quả; gần 1 triệu học sinh được hưởng lợi.

Dự án “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google” vừa tổ chức tổng kết sau hơn một năm phát động. Thống kê cho thấy, trong hơn 1 năm dự án giáo dục “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google” được triển khai tại Việt Nam, trẻ em Việt Nam đã biết bảo vệ bản thân trên môi trường mạng...

Gần 1 triệu học sinh hưởng lợi từ dự án

Theo báo cáo của chương trình, sau hơn 1 năm triển khai đã có 7.443 giáo viên tại 1.115 trường tiểu học ở 4 tỉnh, thành (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái) cùng các làng trẻ SOS trên toàn quốc được tập huấn giảng dạy trẻ kỹ năng sử dụng Internet an toàn và hiệu quả. Gần 1 triệu học sinh trên cả nước được hưởng lợi từ chương trình. 

Từ các lớp tập huấn về kiến thức mạng, cha mẹ các em học sinh được tập huấn đã cảm thấy an tâm và tự tin hơn khi cùng con sử dụng công nghệ; đặc biệt 81% cha mẹ tin tưởng rằng, con cái họ sẽ trao đổi với họ khi gặp vấn đề trên mạng như: bị bắt nạt, bị dụ dỗ xem các clip đen, bọ mời chào mua các sản phẩm không phù hợp…

Gần 1 triệu học sinh được hưởng lợi từ chương trình Em an toàn hơn cùng Google. Ảnh: Nam Phương

Cũng từ chương trình Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google, phụ huynh cũng định hình được các thói quen lành mạnh trên môi trường kỹ thuật số, quyền riêng tư - bảo mật và hiểu rõ các nội dung không phù hợp với trẻ. 

Cụ thể trước đó, cứ 3 phụ huynh thì có 1 người cảm thấy con mình không hiểu rõ các vấn đề về sự an toàn trên mạng; độ tuổi trung bình của trẻ sở hữu điện thoại di động là 9, nhưng độ tuổi trung bình của trẻ được trò chuyện về sự an toàn trên mạng lại là 13, nghĩa là trẻ có tới 4 năm không được đào tạo về kĩ năng an toàn mạng.

Theo đánh giá của Bộ TT&TT thực tế, do ảnh hưởng của Covid-19, việc trẻ em tiếp xúc với máy tính/điện thoại kết nối mạng để học tập đã giúp các em tiếp cận với tri thức trên Internet. Tuy nhiên, môi trường mạng có tốt có xấu, là biển thông tin tri thức nhưng cũng là nơi đầy rẫy các cạm bẫy đối với trẻ nhỏ.

Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc C.F.C Việt Nam chia sẻ: “Với sự phát triển của công nghệ, trẻ em sử dụng mạng Internet cho việc học và giải trí có thể sẽ phải đối mặt với nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay nhiều nguy cơ đáng quan ngại khác. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức và những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đó”.

An toàn cho trẻ, an tâm cho cha mẹ mỗi khi lên mạng

Theo tài liệu của dự án công bố, chương trình “Em an toàn hơn cùng Google” cung cấp bộ giáo trình đa dạng và hoàn toàn miễn phí, cùng trò chơi Interland phiêu lưu về an toàn kỹ thuật số cho các trẻ em. Nhiều nội dung như “Internet Phiêu Lưu Ký” phiên bản Việt hóa đã giúp các bậc cha mẹ an tâm cùng trẻ học hỏi và phát triển trong môi trường mạng một cách tự tin và an toàn. 

Cũng theo bà Nguyễn Hoàng Anh, “Em an toàn hơn cùng Google” còn có giáo trình được thiết kế đặc biệt nhằm hướng dẫn trẻ sử dụng Internet một cách an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ; dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến. 

“Điều này không chỉ giúp trẻ an toàn hơn trên môi trường mạng, qua đó giúp phụ huynh an tâm hơn khi con tiếp xúc với Internet thay vì sợ trẻ chơi game quá đà hoặc sa đà vào các nội dung xấu độc. Đây cũng là các nội dung nằm trong chương trình đẩy nhanh việc xã hội số - một chủ trương đang được Bộ TT&TT triển khai”, bà Nguyễn Hoàng Anh nói thêm.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc VNCERT (Bộ TT&TT) nhận định, đây là một dự án hữu ích, có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, góp phần triển khai Chương trình 830 của Thủ tướng Chính phủ. “Tôi hi vọng rằng chương trình sẽ tiếp tục được cập nhật, nhân rộng và triển khai tới nhiều đối tượng trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Tuân nói.

Theo các chuyên gia công nghệ, giáo dục đang là một trong những lĩnh vực tiến hành chuyển đổi số rất mạnh mẽ. Song song việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, một nhiệm vụ quan trọng là phát triển các kỹ năng an toàn trên mạng cho cả giáo viên và học sinh. Do vậy, sau thời gian học sinh học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ngày càng cấp thiết. 

Chính vì vậy, cả cô và trò cùng phụ huynh khi được tập huấn các kĩ năng an toàn trên mạng cũng chính là cách để bảo vệ trẻ em trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay tại Việt Nam.

Nam Phương

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !