F-35 của Mỹ bắt chước “hàng thải” của Nga?

Theo National Interest, một điều ít người biết đến đó là Liên Xô cũng đã chế tạo các máy bay chiến đấu trên biển có khả năng cất cánh thẳng đứng, một trong số đó đã trở thành cảm hứng cho F-35 của Mỹ sau này.

Liên Xô đã bắt đầu thử nghiệm chế tạo các mẫu máy bay tiêm kích lên thẳng từ những năm 1950, và vào năm 1960, phi cơ chiến đấu Yakovlev Yak-36 được bắt đầu chế tạo.

Mặc dù mất 5 năm thử nghiệm để Yak-36 có thể tự động chuyển đổi từ cất cánh thẳng đứng sang bay về phía trước, song do tầm hoạt động ngắn cũng như tải trọng thấp, nó không được chế tạo hàng loạt và trở thành bàn đạp cho phiên bản Yak-38 sau này.

F-35 của Mỹ bắt chước “hàng thải” của Nga? - ảnh 1

Máy bay Yakovlev Yak-38 của Liên Xô.

Khi đó, Hải quân Liên Xô mới bắt đầu triển khai các tàu sân bay, khi tàu lớp Moscow được đưa vào sử dụng trong thập niên 1960. Họ vẫn chưa có khả năng để chế tạo những tàu có đường băng rộng mà Mỹ đang có, và vì vậy máy bay tiêm kích lên thẳng rất được Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển.

Yak-38 được đưa vào sử dụng vào năm 1976, có tốc độ vào khoảng 1.100km/giờ. Nó có hai động cơ giúp máy bay cất cạnh thẳng đứng ở bên dưới buồng lái và một động cơ đẩy RD-27 ở đẳng sau. Điều này khiến máy bay tiêu tốn nhiều nhiên liệu và tầm hoạt động của nó tối đa chỉ đạt 320km. Liên Xô đã sản xuất 231 chiếc Yak-38, trong đó bao gồm các mẫu Yak-38M được trang bị động cơ R-28 có công suất cao hơn.

Yak-38 không được trang bị radar, khiến khả năng chiến đấu của nó cũng bị giới hạn. Máy bay chỉ có một số tên lửa tầm nhiệt R-60 có tầm bắn chỉ vào khoảng 8km cùng một khẩu súng máy hạng nặng 23mm.

Để tấn công các mục tiêu dưới đất, Yak-38 chỉ có thể trang bị 4 quả bom hoặc tên lửa không đối đất, và trọng tải của máy bay cũng chỉ vào khoảng 450 đến 900kg. Mặc dù Yak-38 có thể sử dụng tên lửa chống hạm Kh-23, song phi công sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển tên lửa này một mình.

Bản thân các máy bay chiến đấu lên thẳng là những loại phi cơ quân sự phức tạp và cũng dễ xảy ra tai nạn hơn các phi cơ tiêm kích thông thường. Sau lần hoạt động đầu tiên với tàu sân bay Kiev của Yak-38, chỉ 1 trong số 6 chiếc được triển khai còn có thể sử dụng. Thêm vào đó, máy bay này cũng khiến nhiều phi công cảm thấy không hài lòng. Trên máy bay có một cơ chế cho phép phi công tự động thoát khỏi máy bay mỗi khí có sự thay đổi độ cao đột ngột và rất nhiều lần nó đã được kích hoạt ngoài ý muốn, khiến nhiều chiếc Yak-38 bị rơi.

Thêm vào đó, động cơ của Yak-38 gặp vấn đề khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, và luồng khi nóng từ động cơ lên thẳng khiến nhiều khói bụi bị đẩy ngược vào trong. Nó vẫn có thể tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ, nhưng do không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ, Yak-38 rất dễ bị tiêu diệt. Bản thân các tướng lĩnh Liên Xô cảm thấy rằng máy bay không hiệu quả như họ nghĩ và họ bắt đầu phát triển phi cơ Yak-41M.

Yak-41M lần đầu tiên cất cánh vào năm 1987 sau một thập kỷ phát triển. Hình dáng của nó khá đặc biệt khi có hai xà dọc ở đằng sau, cùng một động cơ phản lực R-79 ở giữa các xà. Yak-41M có thể đạt tốc độ Mach 1.4, tầm hoạt động 2.100km, được trang bị rađa và các loại tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm xa, qua dó khả năng chiến đấu của nó tốt hơn Yak-38 và các phi cơ cùng loại khác trên thế giới.

F-35 của Mỹ bắt chước “hàng thải” của Nga? - ảnh 2

Một máy bay Yak-41 của Liên Xô.

Tuy nhiên, sau khi Hải quân Liên Xô trở thành Hải quân Nga vào năm 1991, họ không còn quan tâm đến các máy bay chiến đấu lên thắng nữa và tập trung phát triển các phi cơ thông thường có thể hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov.

Thêm vào đó, Nga không có đủ ngân sách. Các phi cơ Yak-36 đều đã bị ngừng sử dụng vào năm 1991, một tàu sân bay lớp Kiev đã bị ngừng hoạt động và thanh lý, ba tàu còn lại của lớp này đều được bán cho nước ngoài. Trong khi đó, ngân sách sản xuất Yak-41 cũng cạn kiệt.

Thế nhưng vào đầu năm 1990, chính hãng Lockheed Martin của Mỹ đã hợp tác với công ty Yakovlev, qua đó cung cấp khoảng 400 triệu USD để chế tạo các mẫu thử Yak-141 không bay để phục vụ mục đích nghiên cứu. Đây là mẫu phi cơ được cho là nguồn cảm hứng cho thiết kế của máy bay X-35, sau này mang tên F-35. Ngày nay, Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang sử dụng F-35B có khả năng cất cánh thẳng đứng và có ống xả rất giống Yak-141.

Các phi cơ Yakovlev là những minh chứng cho thấy những khó khăn trong việc chế tạo và sử dụng các máy bay tiêm kích lên thẳng. Mặc dù có thể triển khai ở nhiều nơi, chúng khó phát triển, bảo dưỡng và vận hành hơn các máy bay thông thường và cũng rất thường xảy ra tai nạn. Chúng cũng không thể so sánh với các máy bay tiêm kích khác về tốc độ, tầm hoạt động và số vũ khí mang được. Việc ngừng đầu tư vào các loại phi cơ lên thẳng này là một quyết định chính xác của Hải quân Nga.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !