EuroCham: Chúng tôi là minh chứng cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam hôm nay

“Các công ty thành viên của EuroCham đã chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình và dự định mở rộng đầu tư, kinh doanh hết mức có thể. Chúng tôi là minh chứng cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam ngày hôm nay.” ​

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019 diễn ra tại Hà Nội ngày 26/6, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ghi nhận và hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã tích cực hợp tác với các đối tác châu Âu để hoàn thiện tiến trình phê duyệt Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), một hiệp định quan trọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với thị trường châu Âu rộng mở.

Theo kết quả Chỉ số Môi trường Kinh doanh theo quý mới nhất của Eurocham, hơn một nghìn doanh nghiệp thành viên EuroCham đã tái xác nhận kỳ vọng tích cực vào sự tăng trưởng thương mại và kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp châu Âu nói riêng vẫn còn quan ngại một số vấn đề chính sách như yêu cầu kiểm định từng lô đối với ngành kinh doanh ô tô; việc chứng nhận các phụ tùng ô tô và thuế nhập khẩu, tôn trọng và bảo đảm quyền Sở hữu trí tuệ đối với mẫu xe máy; quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài nhưng thiếu chính sách tương đồng cho phép người nước ngoài định cư lâu dài tại Việt Nam; sự không đồng nhất trong các quy định và cách thức áp dụng quy định cho các sản phẩm đăng lý lưu hành sản phẩm hay việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với trang thiết bị y tế; định giá hải quan, quy trình thông quan và áp dụng mã HS; hàng hóa sản xuất/gia công xuất khẩu tại chỗ; thanh tra thuế; hoàn thuế GTGT.

“Nếu những vấn đề này được giải quyết, môi trường đầu tư và thương mại tại Việt Nam sẽ cải thiện đáng kể, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ được đẩy mạnh, phát triển Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho kinh doanh và thương mại,” ông Tomaso Andreatta nói.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019 thu hút đông đảo các doanh nghiệp FDI tham gia.

Cũng tại Diễn đàn, các doanh nghiệp vận tải thành viên EuroCham trong lĩnh vực Vận tải và Hậu cần kiến nghị ghi nhận đa dạng hóa các phương thức vận tải, hơn là phụ thuộc chủ yếu vào các tuyến đường. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch đang rất quan ngại về bảo tồn di sản văn hóa và thắng cảnh, cũng như bình ổn hóa sự tương tác giữa du khách và người dân địa phương và đề xuất mở rộng phạm vi miễn visa cho tất cả các nước thành viên thuộc khối Liên minh châu Âu.

Các doanh nghiệp nhập khẩu rượu vang và rượu mạnh đang đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, tin rằng các biện pháp chống buôn lậu và rượu giả hiệu quả hơn sẽ giúp đạt được các mục tiêu về sức khỏe cộng đồng và việc truy thu thuế.

Tại Việt Nam, căng thẳng thương mại gần đây trong khu vực Thái Bình Dương được nhiều người nhìn nhận như một cơ hội thu hút thêm FDI và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Tomaso Andreatta  cho rằng với nền kinh tế phụ thuộc tương đối nhiều vào FDI và xuất khẩu, Việt Nam khá nhạy cảm hơn đối với các chu kỳ kinh tế toàn cầu.

“Sự lạnh nhạt của các nền kinh tế lớn sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, nếu thương mại toàn cầu bị tác động nhiều hơn bởi các đàm phán song phương, tương lai sẽ sáng lạn hơn nếu Việt Nam tránh được việc nghiêng về xu hướng bảo hộ.”

EuroCham khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục dẫn đầu những thay đổi trong việc cạnh tranh, và để thích ứng lợi thế cạnh tranh của mình với thế giới mới về công nghệ, di động và kiến thức. Ví dụ như hoàn toàn đón nhận thực tế rằng, trong một quốc gia có thu nhập trung bình với mức lương tăng trưởng nhanh, giờ đây các gia đình có thể trả tiền cho các dịch vụ mà chỉ vài năm rở lại đây phải được nhà nước cung cấp với chi phí thấp hoặc miễn phí.

“Các công ty thành viên của EuroCham đã chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình và dự định mở rộng đầu tư, kinh doanh hết mức có thể. Chúng tôi là minh chứng cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam ngày hôm nay. Chính phủ Việt Nam có thể xây dựng đất nước ngày càng trở nên thu hút hơn bằng sự cân bằng khôn ngoan giữa định hướng chính sách rõ ràng, các quy định pháp luật tinh giản, và cởi mở với các thị trường quốc tế.” Phó Chủ tịch EuroCham nói.

Theo số liệu được công bố từ Eurostat và bởi Ủy ban Liên Minh châu Âu (EUCOM), trong năm 2018, tổng giá trị thương mại mậu dịch giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đạt 49,3 tỷ EUR, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 38,19 tỷ EUR còn nhập khẩu của Việt Nam từ châu Âu đạt 11,1 tỷ EUR, qua đó thặng dư thương mại của Việt Nam với châu Âu trong năm 2018 đạt 27,08 tỷ EUR.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU năm 2018 đã tăng 310% so với giá trị năm 2008. Nhưng điểm khá thuận lợi với Việt Nam là thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã được duy trì từ hơn 10 năm nay và tăng 562,75% từ mức 4,08 tỷ EUR vào năm 2009 lên đến 27,08 tỷ EUR vào năm 2018.

Các mặt hàng Việt Nam xuất sang EU và nhập từ EU. Nguồn:European Commision.

Xét về quy mô, EU là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm tới 11,9% tổng giá trị giao dịch hàng hóa của Việt Nam với thế giới. EU cũng đứng ở vị trí thứ 4 trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Việt Nam với thị phần chiếm đến 6,0%, chỉ sau Trung Quốc (28,3%), Hàn Quốc (20,5%), Nhật Bản (8,2%).

Tuy vậy, đối với Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giao dịch thương mại của EU – đứng thứ 16, giá trị giao dịch thương mại giữa Việt Nam và EU chỉ chiếm 1,3% giá trị giao dịch thương mại toàn cầu của EU (tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đứng thứ 10 – chiếm 1,9% tổng kinh ngạch nhập khẩu, xuất khẩu đứng thứ 31 – chiếm 0,6% tổng kinh ngạch xuất khẩu của liên minh châu Âu).

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nền kinh tế thuộc Liên Minh châu Âu chủ yếu là Máy Móc và Đồ Gia Dụng (đạt 20,14 tỷ EUR trong năm 2018 – chiếm 52,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU), Giày Dép và Mũ (đạt 4,03 tỷ USD – tương đương với 10,6% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU), Dệt May và May Mặc (đạt 3,73 tỷ EUR – tương đương với 9,8% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU), Rau Củ Quả (đạt 2,24 tỷ EUR - tương đương với 5,9% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU) và Các Sản Phẩm Máy Móc Khác (đạt 1,49 tỷ EUR – tương đương với 3,9% giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU).

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Liên Minh châu Âu bao gồm: Máy móc và Đồ Gia dụng (đạt 3,42 tỷ EUR trong năm 2018 – chiếm 30,8% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU), Thiết bị vận tải (đạt 1,82 tỷ EUR trong năm 2018 – chiếm 16,4% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU), Sản phẩm hóa học và Ngành công nghiệp phụ trợ (đạt 1,73 tỷ EUR trong năm 2018 – chiếm 15,6% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU), Kính và thiết bị ghi hình (đạt 562 triệu EUR trong năm 2018 – chiếm 5,1% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU) và Đồ ăn uống, Thuốc lá (đạt 503 triệu EUR trong năm 2018 – chiếm 4,5% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU).

Nguyễn Tuân - Phương Liên
Từ khóa: EVFTA Ủy ban Châu Âu EuroCham Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF VBF 2019 Hiệp định Thương mại Tự do

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME với lãi suất hấp dẫn.

SHB ‘may đo’ giải pháp tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

Các giải pháp của SHB hướng tới tối ưu hiệu quả quản lý dòng tiền, giảm gánh nặng nguồn lực vận hành, góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.