EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Myanmar
Bà Aung San Suu Kyi, một nhà cải cách dân chủ đã bị giam cầm trong suốt thời kỳ chế độ quân sự cầm quyền ở Myanmar. Bà được thả tự do trong một động thái khẳng định cho sự cải cách chính trị ở quốc gia này |
Quyết định được thông qua vào hôm thứ Hai (22/4). “Để đáp ứng với những thay đổi đã diễn ra, với một kỳ vọng sẽ tiếp tục như vậy, Hội đồng (bộ trưởng) đã quyết định dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt, trừ lệnh cấm vận vũ khí”, trích một tuyên bố đã được phê duyệt mà không cần một cuộc bỏ phiếu hôm thứ Hai, “EU sẵn sàng mở một chương mới trong quan hệ với Myanmar, xây dựng quan hệ đối tác lâu dài”.
EU đã bắt đầu nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Myanmar một năm trước đây, trong suốt quá trình chuyển đổi quyền lực ở nước này bằng một cuộc cải cách dân chủ lớn và các chương trình cải cách kinh tế.
Tổng thống Myanmar Thein Sein đã công bố một loạt các cải cách chính trị và kết quả là các tù nhân chính trị được thả ra, nổi bật nhất trong số đó có bà Aung San Suu Kyi.
Hội đồng Bộ trưởng của EU đã ghi nhận sự cố gắng của Myanmar. Tuy nhiên, vẫn còn “những thách thức quan trọng cần được giải quyết”, đặc biệt là chấm dứt tình trạng thù địch trong tiểu bang Kachin và cải thiện hoàn cảnh của người Rohingya.
Phil Robertson, người đứng đầu tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) khu vực châu Á, cho biết việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt là “sớm và đáng tiếc”, cảnh báo rằng hành động này làm giảm ảnh hưởng đối với Myanmar. Myanmar xem 800.000 người Rohingya như những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh và phủ nhận quyền công dân họ.
Để giúp nền kinh tế của Myanmar, EU sẽ xem xét tính khả thi của một hiệp định đầu tư song phương, cũng như hỗ trợ hơn cho sự phát triển của nước này. Trong quan hệ đối tác với nghị viện, EU cũng đang nghiên cứu khả năng hỗ trợ cải cách dịch vụ công an, để giúp đối phó với bạo lực liên xã, báo cáo cho biết.