EU chưa bao giờ yếu đuối đến thế

Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia… đắm chìm trong khủng hoảng nợ, Anh nhăm nhe “bỏ của chạy lấy người”, Đức vật lộn nhưng sức lực cũng chỉ có hạn. Ngay bên cạnh họ, “quả bom” Pháp đang chực chờ nổ kéo theo sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của đồng euro. Có thể nói, chưa bao giờ EU yếu đuối đến như thế.

EU chưa bao giờ yếu đuối đến thế - ảnh 1

Quả bom nổ chậm

Liệu có quá bi quan khi coi Pháp là “quả bom nổ chậm” đang nhăm nhe đánh sập Liên minh châu Âu EU khi mà quốc gia này cùng với Đức và Anh vẫn được coi là những trụ cột vững chắc nhất trong liên minh? Trong bài viết phân tích mới đây, tạp chí “The Economist” đã khẳng định, mối nguy này là hoàn toàn có thật và thậm chí nó đã ở mức báo động đỏ.

Không thể phủ nhận, kể từ khi Liên minh châu Âu ra đời và khi đồng tiền chung Euro chính thức được lưu hành, Pháp là nước đã thu lợi rất lớn. Họ vay mượn ở các tỷ giá thấp kỷ lục và tránh được các rắc rối của khu vực Địa Trung Hải. Tuy nhiên, không ít người đã cảm thấy ngạc nhiên pha lẫn chút nghi ngờ khi cuộc khủng hoảng đồng euro nổ ra, Pháp đã “nhường lại quyền lãnh đạo” cuộc chiến này cho Đức.

Theo “The Economist”, trong nhiều năm qua, nền kinh tế Pháp đã đánh mất tính cạnh tranh với Đức và đặc biệt, “những người khốn khổ” Pháp ngày càng bị tụt lại ở phía sau rất xa khi Đức quyết định cắt giảm chi phí và đẩy mạnh các cuộc cải cách lớn. Không có lựa chọn phá giá tiền tệ, Pháp đã buộc phải viện đến chi tiêu và nợ công. Ngay cả khi các nước EU khác đã kiềm chế chi tiêu công thì ở Pháp, nó đã tăng lên, chiếm gần 57% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ cao nhất trong khu vực đồng euro.

Môi trường kinh doanh tại Pháp cũng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Các doanh nghiệp Pháp phải chịu gánh nặng của quy định cứng nhắc quá mức về thị trường lao động và sản phẩm, thuế cao một cách bất thường và các khoản phí xã hội về tiền lương nặng nhất trong khu vực đồng euro. Không có gì ngạc nhiên khi hiếm thấy các công ty mới ra đời ở Pháp. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (lực lượng được coi là động lực tăng trưởng việc làm lớn nhất của nền kinh tế) của Pháp cũng thấp hơn so với Đức, Italia hay Anh. Nền kinh tế Pháp hiện rất trì trệ. Hơn 10% lực lượng lao động và hơn 25% những người trẻ tuổi, đang thất nghiệp. Thâm hụt tài khoản vãng lai nước ngoài chuyển hướng từ mức thặng dư trong năm 1999 sang một trong những mức thâm hụt lớn nhất của khu vực đồng euro.

Nói tóm lại, quá nhiều doanh nghiệp của Pháp không có tính cạnh tranh và chính phủ cồng kềnh của nước này đang tiêu xài quá khả năng của mình.

EU chưa bao giờ yếu đuối đến thế - ảnh 2
Hơn 10% lực lượng lao động và hơn 25% những người trẻ tuổi Pháp đang thất nghiệp.

Lối thoát nào?

Cũng theo tạp chí “The Economist”, điều quan trọng nhất là Tổng thống Pháp Hollande cần phải nhanh chóng cải cách nước Pháp. Đảng của ông nắm quyền trong cơ quan lập pháp và ở hầu hết các vùng. Phe cánh tả sẽ có khả năng chiếm ưu thế so với phe cánh hữu trong việc thuyết phục các hiệp hội chấp nhận thay đổi. Ông Hollande đã thừa nhận rằng nước Pháp thiếu tính cạnh tranh. Và, một cách đáng khích lệ, gần đây ông đã hứa thực hiện nhiều thay đổi được đề xuất trong một bản báo cáo mới của Louis Gallois, một doanh nhân hàng đầu của Pháp, bao gồm giảm gánh nặng phí xã hội lên các doanh nghiệp. Tổng thống Hollande muốn làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn. Gần đây ông thậm chí đã nói về quy mô quá mức của nhà nước, hứa hẹn “làm tốt hơn, trong khi chi tiêu ít hơn”.

Tuy nhiên, đối chiếu với tính nghiêm trọng của các vấn đề kinh tế của Pháp, ông Hollande vẫn có vẻ như nửa vời. Tại sao doanh nghiệp nên tin tưởng ông khi ông đã thúc đẩy một chuỗi các biện pháp kiểu cánh tả, bao gồm mức thuế thu nhập tối đa 75%, tăng thuế đối với các Cty, tài sản, lợi nhuận đầu tư và cổ tức, lương tối thiểu cao hơn và giảm một phần mức tăng tuổi nghỉ hưu được chấp nhận trước đó? Không có gì ngạc nhiên khi quá nhiều doanh nhân tương lai đang đề cập tới việc rời khỏi đất nước.

Chính phủ các nước châu Âu từng hứa hẹn các cải cách lớn, nhưng ông Hollande và Pháp thì vẫn tỏ ra quá chậm chạp. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Hollande ít khi đề cập đến nhu cầu cải cách thân thiện với giới kinh doanh, thay vào đó tập trung vào việc chấm dứt chính sách thắt lưng buộc bụng. Đảng Xã hội của ông duy trì phi hiện đại hóa và trở thành kẻ thù địch đối với chủ nghĩa tư bản. Tệ hơn, nước Pháp đang nhắm tới một mục tiêu di động. Tất cả các nước trong khu vực đồng euro đang tiến hành các cải cách cơ cấu, và hầu hết đều nhanh hơn và mở rộng hơn những gì Pháp đang làm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đã cảnh báo rằng Pháp đang có nguy cơ bị Italia và Tây Ban Nha bỏ lại đằng sau.

Không chỉ có tương lai của nước Pháp bị đe dọa, mà tương lai của đồng euro cũng trong tình trạng tương tự. Ông Hollande đã chỉ trích chính sách thắt lưng buộc bụng quá mạnh tay của Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhưng ông đã do dự khi đề cập đến sự hội nhập chính trị cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng đồng euro. Cần phải có sự kiểm soát các chính sách kinh tế quốc dân lớn hơn ở cấp châu Âu. Pháp đã bất đắc dĩ phê chuẩn hiệp ước tài chính gần đây, trong đó trao cho Brussells thêm các quyền lực ngân sách. Nhưng cả giới tinh hoa lẫn các cử tri đều chưa được chuẩn bị để chuyển giao chủ quyền nhiều hơn, giống như họ không được chuẩn bị sẵn sàng cho các cải cách cơ cấu sâu sắc. Trong khi hầu hết các nước thảo luận xem họ sẽ phải từ bỏ bao nhiêu chủ quyền, Pháp kiên quyết tránh bất kỳ cuộc tranh cãi nào về tương lai của châu Âu.

EU chưa bao giờ yếu đuối đến thế - ảnh 3
EU cần sự phối hợp và nhất trí cao của tất cả các nước thành viên để tránh một cuộc đổ vỡ hàng loạt.

Người ta còn nhớ, vào năm 2005, các cử tri Pháp đã từ chối Hiệp ước hiến pháp Liên minh châu Âu sau khi đảng Xã hội Pháp chia thành hai phe. Nếu việc này lặp lại, đồng tiền chung châu Âu sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Nếu Tổng thống Hollande không thể hiện được rằng, ông đang thực sự cam kết với việc thay đổi con đường mà đất nước ông đã đi trong 30 năm qua, những biến động tiền tệ của châu Âu đã bắt đầu ở nơi khác sẽ kết thúc bằng cách nhấn chìm Pháp.

“Số phận của đồng euro giờ đây đang nằm trong tay một ‘kẻ yếu đuối, chậm chạp và dễ bị tổn thương’ nhưng có vẻ như ông Hollande không có nhiều thời gian để tháo kíp “quả bom nổ chậm” này”, tờ “The Economist” kết luận.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !