Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.
Ngày 19/7, TP Hà Nội khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3. Hà Nội dự kiến trong năm 2025 hoàn thành tuyến đường dài 3,4km, với tổng mức đầu tư 3.241 tỷ đồng. Tuyến đường rộng 60m, gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp.
Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đây là dự án cấp bách để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Pháp Vân. Dự án còn góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực nội thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam.
Ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội nhận định, dự án hoàn thành sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên và nghiêm trọng cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, nhất là trong giờ cao điểm và các dịp lễ tết.
“Dự án cùng với tuyến đường Vành đai 4 và các cầu vượt sông Hồng sẽ tăng khả năng lưu thông cho các phương tiện từ các tỉnh phía Nam về Hà Nội, đồng thời giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên đường Vành đai 3 trên cao và các nút giao thông khu vực lân cận”, ông Cường chia sẻ.
Theo các chuyên gia giao thông, nguyên nhân dẫn đến ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam là do người điều khiển phương tiện giao thông rất ít tuyến đường để lựa chọn ra vào Thủ đô, ngoài cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Do vậy, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng cho việc làm tuyến đường 3.200 tỷ đồng là đã ‘giải cứu’ được cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Tân, Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội cho rằng, do lưu lượng phương tiện đổ về cửa ngõ phía Nam rất lớn nên việc tổ chức giao thông cho nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 rất phức tạp.
“Không chỉ tôi, mà nhiều người rất ngại cảnh ùn tắc khi ra vào cửa ngõ phía Nam Hà Nội. Do vậy, việc khởi công tuyến đường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 là việc rất cần thiết”, ông Nguyễn Xuân Tân nói.
Tuy nhiên, vị Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội khẳng định tuyến đường 3.200 tỷ đồng vừa được khởi công không thể giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc ở tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3. Tuy nhiên, ông tin tưởng khi tuyến đường mới được thông xe sẽ làm cho cửa ngõ phía Nam Thủ đô ‘tốt lên rất nhiều’ so với hiện nay.
“Để giải quyết ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam, TP Hà Nội phải quy hoạch, đầu tư xây dựng và điều tiết phương tiện giao thông từ sớm, từ xa chứ không chỉ dựa vào việc hoàn thiện một vài nút giao gần nội thành”, ông Nguyễn Xuân Tân cho hay.
Theo PGS.TS Doãn Minh Tâm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Bộ GTVT, ùn tắc trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra ngay từ khi đưa tuyến đường vào khai thác.
“Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lối thoát dòng xe trên cao tốc Pháp Vân quá ít. Lưu lượng ô tô đổ dồn về cửa ngõ phía Nam quá nhiều thì dẫn tới ùn tắc giao thông", ông Tâm nêu.
Ông Doãn Minh Tâm cho hay, nếu TP Hà Nội vẫn để lượng phương tiện đi trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đổ dồn về gần nội thành mới có cửa thoát thì tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra, cho dù đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 hoàn thành.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam, PGS.TS Doãn Minh Tâm cho rằng, ngành giao thông Thủ đô phải điều tiết phương tiện trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngay từ huyện Phú Xuyên hoặc Thường Tín.
Để làm được điều đó, Hà Nội phải gấp rút hoàn thành trục đường phía Nam (Hà Đông - Cầu Giẽ) cho người điều khiển phương tiện có thêm lựa chọn vào nội thành qua quận Hà Đông. Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng đầu tư thêm tuyến đường 'xương cá' kết nối giữa cao tốc Pháp Vân với quốc lộ 1 cũ.
“Chỉ có cách làm thêm tuyến đường nhánh để chia sẻ phương tiện cho cao tốc Pháp Vân thì mới giải quyết được vấn đề ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam”, ông Doãn Minh Tâm nói thêm.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường giao thông huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh phía Nam, có lưu lượng phương tiện giao thông lớn nên thường xuyên bị ùn tắc, đặc biệt là vào dịp lễ tết.
Đơn vị quản lý cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thống kê lưu lượng ô tô trên tuyến này khoảng 70.000-80.000 lượt xe/ngày đêm. Vào dịp Tết âm lịch vừa qua, lưu lượng xe đạt khoảng 150.000 xe/ngày đêm.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.