Dưới thời ông Biden, Châu Âu và Mỹ có cơ hội cho một ‘tương lai chung’?

Tờ Der Tagesspiegel của Đức nhận định, dưới thời tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ có ít mối đe dọa hơn và nhiều quy tắc hơn trong quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, trong khi các yêu cầu nghiêm túc sẽ không đi đến đâu.

Theo đó, bất chấp “hy vọng lớn” mà Liên minh châu Âu (EU) đặt vào người kế nhiệm của ông Donald Trump, các vấn đề về tăng chi tiêu quốc phòng, việc xây dựng đường ống khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) và xây dựng mối quan hệ đúng đắn với Trung Quốc vẫn sẽ gây tranh cãi.

“Đối với nhiều người, thời kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm quyền thật sự khó khăn. Dưới thời ông Trump, Washington đưa ra dự luật “kỳ lạ” cho Berlin, coi việc nhập khẩu ô tô từ Đức là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vào nước này nếu không được chấp thuận. Giờ đây, người đứng đầu Nhà Trắng mới, ông Joe Biden, cho thấy hy vọng lớn, mặc dù ông sẽ đưa ra những yêu cầu nghiêm túc”, Der Tagesspiegel viết.

{keywords}
Dưới thời ông Biden, Châu Âu và Mỹ có cơ hội cho một ‘tương lai chung’. (Ảnh: AP)

Ở châu Âu, họ hy vọng rằng Mỹ sẽ bắt đầu cứu thế giới một lần nữa. Châu Âu kỳ vọng rằng chính sách theo khẩu hiệu “Nước Mỹ là trên hết” và sự thiếu tôn trọng đối với các thể chế đa phương sẽ bị loại bỏ, vì phương Tây phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là đại dịch Covid-19 và sự nóng lên toàn cầu. Nhưng trước tiên, chính quyền ông Biden sẽ phải giải quyết các vấn đề trong các tiểu bang, đặc biệt là loại bỏ những hậu quả kinh tế do Covid-19 gây ra, cũng như sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ.

“Mỹ trước hết muốn châu Âu và đặc biệt là Đức ‘khỏe mạnh’. Tân Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng một châu Âu mạnh mẽ sẽ có lợi cho người Mỹ. Liên quan đến việc EU phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn, chẳng hạn như chi tiêu quốc phòng. Do đó, ông Biden sẽ yêu cầu Đức mạnh về kinh tế tăng đóng góp tài chính cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”, chuyên gia của Der Tagesspiegel dự đoán.

Theo Der Tagesspiegel, vấn đề xây dựng Nord Stream 2 cũng sẽ là một mâu thuẫn. Mỹ cho rằng vì dự án này mà Đức rơi vào tình trạng phụ thuộc năng lượng vào Nga và Washington đe dọa Berlin bằng các lệnh trừng phạt. Hiện tại, đường ống đã hoàn thành hơn 90%. Đồng thời, giải pháp cho vấn đề này, cũng như các vấn đề về tăng chi tiêu quốc phòng, đang trở nên phức tạp bởi thực tế là cuộc bầu cử Quốc hội Đức sẽ được tổ chức trong năm nay.

Đối với Trung Quốc, chính sách của Nhà Trắng cũng khó có thể thay đổi. Mỹ muốn người châu Âu hiểu rằng trong tình huống này chúng ta đang nói về sự cạnh tranh của các hệ thống. Tổng thống Biden đang trông đợi phương Tây đưa ra một chiến lược thống nhất để kiềm chế Bắc Kinh, đặc biệt là về công nghệ. Cho đến nay, Washington không chắc rằng Berlin đánh giá chính xác mối đe dọa từ Trung Quốc và đang yêu cầu họ từ chối hợp tác với Trung Quốc.

Trong khi đó, ấn phẩm của Đức cho biết, các cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và châu Âu cũng không đi đến đâu. Mỹ sẽ ít đe dọa hơn và tuân thủ các quy tắc, nhưng điều đó không có nghĩa là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không cần cải cách. Người dân châu Âu nhận thấy rằng, ông Biden đang vận động dưới khẩu hiệu “Mua của người Mỹ”, có nghĩa là ông sẽ hướng tới hỗ trợ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, không giống như ông Trump, tân Tổng thống Mỹ sẽ dựa nhiều vào năng lượng tái tạo và các công nghệ xanh. Ngoài ra, người đứng đầu Nhà Trắng mới tuyên bố sẽ đưa đất nước trở lại Hiệp định khí hậu Paris. Điều này khiến châu Âu hy vọng rằng họ sẽ có thể xây dựng một “tương lai chung” với người Mỹ.

Mỹ đang chờ đối thoại ngoại giao với Iran

Mỹ đang chờ đối thoại ngoại giao với Iran

Mỹ cho hay sẽ không có hành động đáp trả việc Iran gia tăng sức ép và Washington cũng đang chờ đối thoại ngoại giao với Tehran.

Thanh Bình (lược dịch)

Thái tử Ảrập Xêút dọa gây tổn hại nền kinh tế Mỹ

Tờ Washington Post trích dẫn các tài liệu rò rỉ cho biết, Thái tử Ảrập Xêút đe dọa gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ sau khi Washington cảnh báo Riyadh “hậu quả” vì đồng ý với Nga cắt giảm sản lượng dầu mỏ.

Trả tiền thuê người giúp xin nghỉ việc ở Nhật Bản

Nhiều người lao động tại Nhật Bản luôn cảm thấy hồi hộp và căng thẳng khi nói chuyện với các ông chủ về vấn đề xin nghỉ việc, và họ đã tìm tới các công ty giúp họ làm việc này.

Mỹ công bố 37 cáo buộc chống ông Trump vì bê bối tài liệu mật

Mỹ vừa công bố bản cáo trạng gồm 37 tội danh chống cựu Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây rủi ro cho một số tài liệu tối mật của chính phủ sau khi mãn nhiệm năm 2021 và cản trở điều tra.

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Hình ảnh trước và sau khi các địa điểm nổi tiếng ở Mỹ bị khói bao trùm

Khói cháy rừng từ Canada đã bao trùm một số thành phố lớn ở Mỹ, khiến hàng triệu người có nguy cơ hít phải không khí độc hại và làm nhiều hoạt động ngoài trời phải hủy bỏ.

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Bên trong căn hộ 9 triệu USD của Messi ở Mỹ

Trước khi gia nhập đội bóng của David Beckham, Messi chi 9 triệu USD mua căn hộ cao cấp, có thang máy dành cho xe ô tô.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trở lại

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thực tế của Nga sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024, bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !