Đừng "sốc" vì biểu hiện lạ của trẻ ở lâu trong nhà, đều có cách ứng phó!

Trẻ cáu bẳn, phá phách, chán nản, xem web đen, nghiện game... là một số bất ổn tâm lý có thể gặp phải khi trẻ nghỉ học tránh dịch bệnh, phải ở trong nhà nhiều mà không có hoạt động vui chơi phù hợp.

Trẻ em ở trong nhà quá lâu, không có hoạt động vui chơi phù hợp sẽ dễ bị bất ổn tâm lý. (ảnh minh họa)

Dưới đây TS. Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ chia sẻ các vấn đề bất ổn tâm lý mà trẻ có thể gặp phải trong thời gian nghỉ học, ở trong nhà quá nhiều:

Với trẻ dưới 9 tuổi

Thứ nhất, trẻ trở nên quá hiếu động. Các con tích trữ nhiều năng lượng mà không có môi trường để xả ra nên khả năng các con bùng phát năng lượng, phá phách, nghịch ngợm là rất cao.

Phương án xử lý trong trường hợp này là cha mẹ nên giảm các đồ bồi bồ năng lượng như sữa, đường,... và tăng cường thể thao trong nhà.

Cha mẹ nên tìm cơ hội cho con ra ngoài trời, tới các khu vực vắng người để giải tỏa năng lượng.

Thứ hai, trẻ cảm thấy cô đơn, chán nản. Biểu hiện có thể là mút tay, mút môi, sờ một bộ phận nào đó trên cơ thể,....

Trường hợp này cha mẹ nên đưa ra phương án xử lý như tìm các việc phù hợp cho con làm, ví dụ như hướng dẫn con làm việc nhà.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho con, chơi với con, đọc sách cùng con, ôm con trước khi ngủ.

Cha mẹ có thể chia sẻ với con nỗi lo lắng của mình và nhờ con cùng mình vượt qua khó khăn.

Thứ ba, trẻ dễ phát cáu, gây sự, hay khóc, ăn vạ.

Phương án xử lý khi con khóc nên để con tự nín. Sau khi con ngừng khóc hoàn toàn chừng 15 phút thì hãy nói chuyện, cư xử bình thường, tuyệt đối không nhắc lại vụ việc.

Ngày thường, cha mẹ nên chơi cùng con, giao tiếp, trao đổi, tránh mắng mỏ con.

Với trẻ trên 9 tuổi

Tuổi teen là độ tuổi dễ khủng hoảng hơn rất nhiều. Việc ở nhà nhiều sẽ khiến các con dễ sa vào các việc bị cấm.

TS Vũ Thu Hương từng phát hiện ra nhiều trường hợp thử chụp ảnh khỏa thân, thử hút bóng cười, thuốc lá điện tử, thử ngủ cùng nhau, đọc truyện cấm, xem phim đen.... Nhiều bạn còn có thể rủ nhau đi chơi xa, rủ nhau bơi lội, rủ nhau bỏ nhà đi, gây gổ đánh nhau, nghiện game,....

Ảnh minh họa

Phương án xử lý trong tình huống này là cha mẹ cần bố trí lại thời gian biểu cho con, yêu cầu các con sinh hoạt đúng giờ giấc, không thức khuya, dậy muộn.

Cha mẹ có thể biến con thành các quản gia, giao mọi việc từ phân công, quản lý cho các con tự xử lý.

Nên cho con đọc thông tin và bàn luận về các vấn đề cuộc sống cùng cha mẹ; khuyến khích con vượt qua tính lười biếng để tự học tốt nhất, tìm kiếm thông tin qua sách báo tham khảo.

Ngoài ra, cha mẹ cũng rất cần bố trí thời gian, địa điểm phù hợp để cho con ra ngoài giải tỏa.

K. Chi

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !