"Đừng cho con gái mặc đẹp quá mức" - lời khuyên của vị giáo sư khiến đa số phụ huynh kịch liệt phản đối rồi lại ngậm ngùi suy ngẫm

Nếu cha mẹ quá chú trọng đến các giá trị vật chất bên ngoài thì trẻ có thể học theo tính cách này, trở nên ngưỡng mộ những thứ phù phiếm.

Mỗi đứa trẻ đều là viên ngọc quý của cha mẹ. Chúng ta yêu thương và muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất trên đời, từ vật chất đến tinh thần. Tuy nhiên điều gì quá cũng không tốt. Nó chẳng những không đem lại lợi ích mà còn gây hại cho con. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.

Chị Tiểu Châu (Trung Quốc) rất thích ăn diện nhưng thời trẻ, do gia cảnh khó khăn nên phải chi tiêu tùng tiệm. Sau khi lập gia đình, chị Châu chăm chút cho con gái từng ly từng tí, một phần để bù đắp thiếu thốn của bản thân ngày trước. Con chị thường xuyên được mẹ cho mặc quần áo đẹp, cực kỳ ăn diện. 

Khi trường mẫu giáo chuẩn bị khai giảng, nếu các phụ huynh khác bận rộn mua đồ dùng học tập thì chị Châu lại vội vàng ra trung tâm thương mại để sắm sửa thêm váy áo sành điệu cho con. Dù chồng khuyên con đã có rất nhiều quần áo, mua thêm sẽ lãng phí nhưng chị Châu chẳng nghe. Bà mẹ trẻ nói: "Học kỳ mới phải có diện mạo mới. Nếu không con gái đi học mẫu giáo bị coi thường thì sao?".

Giáo sư ĐH nổi tiếng cảnh báo:

Con gái chị Châu giống như công chúa Disney trong tập thể lớp. (Ảnh minh họa)

Ngày nhập học, con gái chị Châu quả thực nổi bật nhất lớp. Trong khi các bạn đều ăn mặc bình thường thì cô bé lại lộng lẫy như công chúa Disney. Cô nhóc mới học mẫu giáo nhưng cũng ý thức được sự nổi bật của mình nên khá kiêu ngạo với bạn bè xung quanh. Tuy nhiên, mọi điều sau đó không mấy tốt đẹp. Vừa tan học, con gái chị Châu đã khóc òa lên, kể lể với mẹ chuyện các bạn không muốn chơi với mình. 

Chị Châu vội gọi cho cô giáo và được xác nhận sự việc. Đến lúc này, bà mẹ trẻ mới ngẩn ra: "Ăn mặc đẹp hơn có sai không?".

Mặc đẹp không sai, nhưng quá khác thường cũng không tốt!

Thực chất ở độ tuổi quá nhỏ, trẻ chưa thể phân biệt hết đúng sai và cũng chưa có ý thức về chuyện ăn mặc. Khái niệm xấu, đẹp là do cha mẹ áp đặt. Nhiều cha mẹ cho con ăn mặc thật sành điệu, trải chuốt nhằm mục đích phô trương khả năng tài chính của mình. Chính điều này vô tình gây hại cho con. Theo đó, việc luôn trở thành tâm điểm trong một thời gian dài sẽ tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Bà Lý Mai Cẩn, giáo sư nổi tiếng tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc cho hay: "Tôi đã từng nhắc nhở các bậc phụ huynh rất nhiều về chuyện: "Đừng cho con gái mặc đẹp quá". Đây không phải lời cảnh báo suông bởi thực tế cho thấy, việc để trẻ ăn diện quá mức có thể gây ra 3 ảnh hưởng tiêu cực sau:

- Ảnh hưởng đến việc học

Chọn lựa trang phục đẹp mỗi ngày là một công việc tốn nhiều thời gian và sức lực. Trẻ còn nhỏ, việc học tập nên là ưu tiên hàng đầu, thay vì suy nghĩ lung tung mai mặc mốt gì, phối áo này với chân váy nào? Bị phân tâm như vậy thì trẻ khó lòng bảo đảm việc học.

Giáo sư ĐH nổi tiếng cảnh báo:

Giáo sư Lý Mai Cẩn.

- Khiến trẻ tăng tính phù phiếm

Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con. Nếu cha mẹ quá chú trọng đến các giá trị vật chất bên ngoài thì trẻ có thể học theo tính cách này, trở nên ngưỡng mộ những thứ phù phiếm. Điều này có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng. 

- Khiến trẻ hình thành quan điểm sai lầm về tiêu dùng

Cha mẹ cho con ăn diện quá mức có thể khiến con nghĩ rằng việc mua sắm xa hoa là bình thường. Con dễ bị nghiện mua sắm, và nghĩ chỉ cần mình thích thì đắt tiền nên mấy cũng cứ mua! Đây là quan điểm tiêu dùng cực kỳ sai lầm. Bên cạnh đó, trẻ quen với nếp sống trưng diện từ nhỏ thì khi lớn lên, thói quen này sẽ ăn sâu vào nếp sống hàng ngày. Thực tế, nhiều cô gái sẵn sàng hy sinh những giá trị đạo đức để thỏa mãn giá trị bề ngoài. 

Bà mẹ gây phẫn nộ vì phạt con trai 5 tuổi chạy dưới trời nắng hơn 40 độ C

Bà mẹ gây phẫn nộ vì phạt con trai 5 tuổi chạy dưới trời nắng hơn 40 độ C

Người mẹ nhận nhiều chỉ trích sau khi tuyên bố dùng hình phạt bắt con chạy dưới trời nắng hơn 40 độ C để trừng trị tội nghịch ngợm ở trường.

Theo phapluat.suckhoedoisong.vn

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !