Đức tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Nga tại Balkan

Với tựa đề Merkel “nhắc nhở” sự lựa chọn châu Âu của các nước Balkan, báo Độc lập (Nga) có bài bình luận về chuyến thăm của bà, trong đó sẽ không cho phép Nga gây ảnh hưởng tới khu vực này.
Đức tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Nga tại Balkan - ảnh 1

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Ngày 8/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới các nước phía Tây Balkan gồm Albania, Serbia, Bosnia và Herzegovina. Chủ đề chính trong các cuộc đàm phán với lãnh đạo những quốc gia này là triển vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của 3 nước này.

Do ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Nga trong khu vực, đối với Brussels và Berlin việc thuyết phục và "nhắc nhở" lãnh đạo các nước khu vực Balkan về chính sách đáng tin cậy của Liên minh châu Âu EU tại thời điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trong một thông điệp video truyền thống ngày 4/7, Thủ tướng Merkel đã đề cập tới chuyến đi đến các nước nghèo nhất ở châu Âu, chính những nước từ lâu đã "gõ cửa" EU với mong muốn gia nhập liên minh này.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Hy Lạp đang đe dọa đến sự ổn định của toàn EU nói chung và Khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) nói riêng, chuyến thăm này của bà Merkel hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders cũng cho rằng khả năng Hy Lạp rút khỏi eurozone có thể gây bất ổn tình hình khu vực Balkan. Bởi ảnh hưởng của Athens ở khu vực này là rất đáng kể.

"Đây là một trong những nhà đầu tư chính trong khu vực. Hậu quả của nó có thể không chỉ đối với các nước khu vực này như Macedonia và Montenegro, mà còn có thể tác động tới cả Bulgaria", ông Didier Reynders nói thêm.

Theo Reuter, khủng hoảng Hy Lạp đã ảnh hưởng lớn đến Anbania bởi trước đó người Anbania thường đến Hy Lạp làm việc, thì nay họ ùn ùn kéo đến Đức (chỉ tính riêng trong tháng 5 đã có 4,9 ngàn người di cư từ Anbania đến Đức, từ tháng 1 đến tháng  5 có tổng cộng khoảng 16 ngàn người).

Trong cuộc đối thoại đầu tiên với lãnh đạo Serbia, Thủ tướng Merkel đề cập mong muốn gia nhập EU của Serbia, song bà nhấn mạnh rằng điều đó phụ thuộc vào chính thái độ của Belgrade với Kosovo.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Độc lập, Giám đốc Trung tâm chính sách dân tộc và xung đột giữa các quốc gia thuộc Viện châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), ông Pavel Kandel cho rằng "Berlin và Brussels đang mong đợi Serbia công nhận độc lập của Kosovo.

Tại các cấp chính quyền Belgrade hiện nay đều đã có những nhượng bộ đáng kể như công nhận độc lập, bắt đầu các cuộc đàm phán với Kosovo,  quan trọng nhất là chuyển cho Pristina quyền kiểm soát những vùng lãnh thổ vốn trước đây họ không được kiểm soát ở phía Bắc Kosovo.

Đức tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Nga tại Balkan - ảnh 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel

Theo ông Pavel Kandel, cuộc đối thoại tiếp theo giữa Belgrade và Pristina hiện đang đi vào ngõ cụt. Ông Kandel nói thêm, "bà Merkel sẽ gây áp lực lên Belgrade, Pristina và Tirana để phá vỡ thế bế tắc đó".

Cũng theo chuyên gia này, hiện Serbia vẫn chưa sẵn sàng chính thức công nhận độc lập của Kosovo và có thể thực hiện bước này chỉ khi cơ hội gia nhập EU của nước này trở nên rõ nét hơn.

Đối với Bosnia và Herzegovina, việc trở thành thành viên của EU hiện vẫn còn là một viễn cảnh. Thậm chí họ còn chưa đệ đơn xin gia nhập EU. Cả Mỹ và EU đều đang chờ đợi nước này cải cách hiến pháp. Tiến trình chính trị đang bị đình trệ, tín hiệu về các cuộc cải cách chưa xuất hiện, không đạt được sự nhất trí về một số vấn đề quan trọng.

Từ việc Albania trở thành ứng cử viên chính thức được trao quy chế gia nhập EU hồi năm ngoái, Brussels hy vọng về việc nước này cải cách dân chủ nhằm vào một quá trình chuyển đổi để thích ứng với hệ thống pháp luật thống nhất của EU, trong đó chú trọng các yêu cầu tăng cường đấu tranh trong cuộc chiến chống tham nhũng, buôn bán ma túy và di cư bất hợp pháp.

Theo các nhà phân tích, ở cả ba quốc gia Balkan mà bà Merkel tới thăm lần này, trong tương lai gần đều chưa có khả năng trở thành thành viên của EU.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, phát biểu trong lễ nhậm chức hồi năm ngoái đã nói rằng trong nhiệm kỳ (5 năm) của mình, EC không có kế hoạch mở rộng. Song, sau đó ông Juncker cũng giải thích rằng Brussels không từ chối nguyện vọng gia nhập châu Âu của các nước Balkan.

Đây chính là yếu tố đầu tiên cần thiết để tiếp tục đàm phán với các thành viên tiềm năng của EU và là yếu tố khiến bà Merkel tiến hành chuyến thăm với hy vọng kéo ba nước Balkan khỏi vòng ảnh hưởng của Nga.

Yếu tố thứ hai làm nên giá trị chuyến thăm của bà Merkel tới vùng Balkan chính là bài học được rút ra từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ trước khi xảy ra khủng hoảng, Ukraine là quốc gia tha thiết xin gia nhập EU, song tiến trình này đã bị ngưng trệ, thậm chí có nguy cơ phá sản, chính bởi "sự can thiệp" của Nga.

Chính vì vậy, EU quyết tâm tăng cường hợp tác với các nước Tây Bankal nhằm tạo niềm tin rằng họ sẽ được mở cửa đón nhận. Theo ông Pavel Kandel, EU không muốn ba nước Albani, Serbia và Bosnia và Herzegovina đi theo "vết xe đổ" của Ukraine.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Độc lập, một trong những tờ báo có lượng truy cập lớn nhất tại Nga.
Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !