Đức “mong muốn” gỡ bỏ trừng phạt, hợp tác xây dựng với Nga
Thủ tướng Đức Angela Merkel |
Nói về quan hệ với Liêng bang Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, mặc dù hiện tại mối quan hệ Nga – NATO đang trong tình trạng xấu, song Đức vẫn luôn muốn quay trở lại hợp tác cùng xây dựng với Nga.
Cũng trong thời gian này, Cựu Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Đức Hans-Dietrich Genscher kêu gọi chính phủ Đức khôi phục lại quan hệ với điện Kremlin.
Trong 1 cuộc họp báo tại Berlin, trả lời câu hỏi, liệu Đức có e ngại phản ứng tiêu cực từ phía Nga liên quan tới việc Mỹ tiến hành hiện đại hóa vũ khí hạt nhân tại Đức (triển khai các chiến đấu cơ F-22 tại căn cứ quân sự ở Đức), bà Merkel khẳng định: “ Chính sách của chúng tôi không phải là khiêu khích Nga”.
Bà Merkel cho biết sẽ "nói về vấn đề này với Hoa Kỳ”. Nhưng, rõ ràng điều đó đã không xảy ra. Vì, nếu theo lời của bà Merkel, tương lai Đức sẽ không có vũ khí hạt nhân, thì một câu hỏi được đặt ra: “Liệu có phải điều này giúp cân bằng cán cân quyền lực và an ninh". Ngoài ra, theo bà Merkel, nếu nhìn vào chính sách quân sự và các chương trình hiện đại hóa vũ khí của Nga, thì đây không phải là cách để đáp trả.
Một mặt, bà Merkel ủng hộ việc bảo tồn “Đạo luật sáng lập” giữa Nga và NATO và dự định tuân theo tài liệu này để chuẩn bị kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh của NATO sẽ diễn ra tại Warsaw, Ba Lan vào năm sau.
Mặt khác, nói về việc thực hiện các chương trình đã được NATO thông qua tại Wales, bà Merkel cho biết, nhiều nội dung của chương trình dự kiến mở rộng các lực lượng quân sự gần biên giới Nga.
Mới hôm qua (2/9), các nhân viên tại căn cứ quân sự của NATO tại Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania và Bulgaria nhận được lệnh mới: hỗ trợ tiếp nhận thêm các lực lượng phản ứng nhanh của NATO, tiến hành huấn luyện và lên kế hoạch các hoạt động tập thể cho các lực lượng này.
Đức hướng tới mối quan hệ hợp tác với Mỹ và các nước NATO, nhưng cũng hiểu rằng, nhiều vấn đề quốc tế sẽ trở nên nan giải nếu thiếu vắng Nga. Ba ngày trước đó, phát biểu trong lễ kỷ niệm của Phòng Thương mại Đức tại thủ đô Vienna, (Áo), bà Merkel bày tỏ mối quan tâm sâu sắc tới tình hình căng thẳng liên quan đến lợi ích kinh tế của Áo do các biện pháp trừng phạt của Áo đối với Nga.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel với Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Thủ tướng Đức tái khẳng định lập trường cứng rắn của mình về vấn đề này và cho biết, Đức đang tìm cách đạt được các thỏa thuận chính trị nhằm xóa bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga. Bà Merkel phát biểu: “Chúng tôi muốn hợp tác với Nga”.
Tại Đức, những lời kêu gọi hợp tác với Nga xuất hiện thường xuyên trên truyền thông. Cuộc phỏng vấn của tờ báo Sueddeutsche Zeitung với ông Hans-Dietrich Genscher – nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị lớn tại Đức đã thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận.
Theo ông Genscher, chính sách đối đầu với Nga hiện tại đã trở nên lỗi thời. Các lệnh trừng phạt Nga đã mang tới kết quả ngược lại với mong muốn của những nhân vật khởi xướng nó. Phương Tây nên bắt tay lại với Nga.
Ông Genscher gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “nhà chính trị theo chủ nghĩa hoàn toàn thực dụng”. Theo ông, nhà lãnh đạo Nga đã tỏ rõ quan điểm sẽ không làm khó bà Merkel trong các cuộc đàm phán về các vấn đề phức tạp với Nga.
Ngoài ra, Ông Genscher cũng tin rằng, trong các cuộc đàm thoại trực tiếp, Thủ tướng Đức dễ dàng đạt được thỏa thuận với Tổng thống Nga hơn các nhà lãnh đạo của quốc gia khác. Và tư tưởng này của ông Genscher có ảnh hưởng lớn tới công chúng Đức.
Nhân bài báo này, một sự kiện lịch sử cũng được nhắc lại. Tạp chí Spiegel dẫn lời của Cựu ngoại trưởng Đức Genscher trong cuộc đàm phán với ngoại trưởng Ý Gianni De Michelis vào ngày 21/2/1990. Ông Genscher khi đó rất coi trọng việc làm rõ với Nga rằng NATO không có ý định mở rộng phạm vi hoạt động về phía Đông.
Lập trường này của ông Genscher là rất quan trọng đối với vấn đề lãnh thổ phía Đông Đức lúc bấy giờ. Việc Hungary liên minh với NATO chỉ làm phức tạp thêm tình hình ở Liên Xô. Ông Genscher khi đó lo sợ rằng nếu NATO bắt đầu mở rộng lãnh thổ, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev sẽ tìm cách ngăn chặn sự thống nhất của Đức.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Thương nhân, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.