Đức khởi xướng, cả EU sẽ “trừng phạt” Ba Lan?
Một cuộc biểu tình ở Ba Lan. |
Các chính trị gia Đức thuộc ê kíp của Thủ tướng A.Merkel mới đây đã lên tiếng chỉ trích các đạo luật mới được Ba Lan ban hành vì các đạo luật này đi ngược lại với các giá trị EU, đồng thời lên tiếng kêu gọi EU “thể hiện sự dũng cảm” để ban hành các lệnh cấm vận chống Ba Lan.
Trong phiên họp quốc hội mới nhất, các đại diện của khối liên minh cầm quyền Đức (được thành lập trên cơ sở 2 đảng “Liên minh dân chủ -Thiên chúa giáo” và “Liên minh xã hội -Thiên chúa giáo” SDU/CDU) đã không loại trừ khả năng cần phải ban hành các lệnh cấm vận chống lại Ba Lan vì quốc gia này đã thông qua các đạo luật mới về các phương tiện truyền thông và Tòa án Hiến pháp.
Theo các chính trị gia này, các đạo luật mới ban hành đã “đi ngược lại các giá trị chủ đạo” của EU.
Chủ tịch khối SDU/CDU tại Quốc hội Đức Volker Kauder tuyên bố trên Der Spiegel rằng EU “phải tìm kiếm sự dũng cảm để ban hành các quyết định cấm vận nếu như thấy các giá trị của EU bị vi phạm”.
Trong khi đó, Chủ tịch khối SDU/CDU tại Nghị viện châu Âu Herbert Reul cũng cho biết điều cần thiết là phải ban hành các lệnh trừng phạt Ba Lan. Ngoài ra, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Shultz cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động của Chính phủ Ba Lan. Theo Martin Shultz, chính sách này của Ba Lan được xây dựng theo mô hình của Nga.
Những gì đang diễn ra ở Ba Lan thể hiện một “nền dân chủ có điều khiển và là quá trình Putin hóa các chính sách của châu Âu một cách rất nguy hiểm”.
Theo dự kiến, Nghị viện châu Âu sẽ tổ chức phiên họp toàn thể tại Ba Lan vào ngày 19/1 tới để bàn bạc các vấn đề liên quan.
Về phần mình, cựu Cao ủy EU về các vấn đề pháp lý, các quyền cơ bản và quốc tịch Vivian Reding cũng cho biết, những gì Ba Lan đang áp dụng là học theo mô hình của Nga. “Việc tấn công vào một quốc gia hành pháp sẽ luôn được bắt đầu bằng các cuộc tấn công vào Tòa án Hiến pháp, sau đó là tấn công vào các phương tiện truyền thông, trước hết là các phương tiện truyền thông xã hội, sau đó đến các phương tiện truyền thông tư nhân.
Ông Kaczynski - Chủ tịch đảng Luật pháp và Công lý, Ba Lan |
Đây chính là lôgic hành động của Putin, Orban (Thủ tướng Hungary) và Kaczynski (Chủ tịch đảng Luật pháp và Công lý, đảng mới giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan)”- Martin Shult nhận định.
Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu trong phiên họp ngày 19/1 sẽ nỗ lực tháo gỡ vấn đề này vì nếu kịch bản phải cấm vận Ba Lan xảy ra, nội bộ EU sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn nữa.
Trước mắt, nếu như “không dám” ban hành các lệnh cấm vận chống lại Ba Lan, tiền lệ Ba Lan có thể sẽ tạo nên xu hướng mới đầy tiêu cực cho EU. Những nếu như EU quyết liệt ban hành các lệnh cấm vận chống Ba Lan theo đề xuất của Đức, nhiều khả năng Ba Lan sẽ thực hiện những chính sách công khai chống lại EU.
Hiện có nhiều thông tin cho thấy giới chức cầm quyền Ba Lan đã sẵn sàng “bước vào mặt trận” chống lại Đức. Khi đó, tình hình sẽ rối loạn hơn rất nhiều.
Trước đó, ngày 7/1, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã ký quyết định ban hành một số sửa đổi đối với luật về các phương tiện truyền thông. Theo các sửa đổi này, những thành viên hiện tại của Hội đồng điều hành và Hội đồng quan sát viên kênh truyền hình quốc gia TVP và Đài truyền thành quốc gia Ba Lan sẽ phải chuyển giao chức vụ của mình.
Bộ trưởng Tài chính Ba Lan được giao nhiệm vụ thành lập một ê kíp lãnh đạo mới và có quyền thành đổi điều lệ hoạt động của các phương tiện truyền thông nhà nước cho phù hợp với những sửa đổi mới.
Cuối tháng 12/2015, ông Duda cũng phê chuẩn các sửa đổi đối với luật về Tòa án Hiến pháp Ba Lan. Theo đó, Tòa án Hiến pháp sẽ không thể chấm dứt hoạt động của các tòa án mà chỉ có quyền đưa ra các đề xuất tương ứng cho Hạ viện phê chuẩn trong những trường hợp “đặc biệt quan trọng”.
Việc ban hành lệnh phạt với các tòa án chỉ được thông qua theo đề nghị của Tổng thống và Bộ trưởng Tư pháp. Ngoài ra, số lượng tòa án sẽ được mở rộng từ 9 thành 15 và việc phê chuẩn quyết định này sẽ chỉ cần đến 2/3 số phiếu ủng hộ chứ không cần đến đa số phiếu như trước.
Cả hai đạo luật trên của ông Duda đều vấp phải sự phản ứng kịch liệt ngay chính trong nội bộ Ba Lan cũng như sự chỉ trích của EU. Cao ủy châu Âu đã gửi cho chính quyền Duda hai bức thư yêu cầu giải thích về các hành động này, đồng thời dự định sẽ tiến hành các cuộc đối thoại về vấn đề này vào ngày 13/1 sắp tới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.