Đức cần rút khỏi euro chứ không phải Hy Lạp

Theo Chủ tịch công ty tư vấn kinh doanh LLC Red Jahncke, toàn bộ cuộc tranh cãi xung quanh cái lợi và cái hại của việc Hy Lạp rút lui khỏi khối đồng euro đã quên mất một điểm: Nếu Đức ra đi thì sẽ tốt hơn cho tất cả các quốc gia liên quan.

Đức cần rút khỏi euro chứ không phải Hy Lạp

Các thị trường đồng loạt "lên điểm" sau gói giải cứu Tây Ban Nha

Đức thúc giục châu Âu liên minh chặt hơn

Tỷ phú Soros: Châu Âu đã dùng sai thuốc trị khủng khoảng

Đức cần rút khỏi euro chứ không phải Hy Lạp

Theo tác giả Red Jahncke, Đức nên rút lui khỏi khối đồng euro chứ không phải Hy Lạp.

Trừ phi các nhà lãnh đạo châu Âu có một hành động tiến bộ nào đó như thực thi một số trong những ý tưởng cải cách mà họ đã “rêu rao”, nếu không khối đồng tiền chung đang hướng tới kết cục tan rã.

Các vấn đề của Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đã lan sang Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư của khối đồng euro. Có thể nước tiếp theo sẽ là Ý. Các thành viên khác của khối không thể nào giải cứu tất cả các nước này. Việc cho vay thêm sẽ chỉ nuôi dưỡng thêm vấn đề cơ bản là nợ công quá lớn và gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp giàu là các quốc gia ở phía bắc với các thành viên phía nam. Nếu không có sự tăng trưởng kinh tế lành mạnh – và châu Âu hiện đang quay trở lại tình trạng suy thoái – thì nhiều quốc gia sẽ phải tái cấu trúc nợ công của mình. Kinh nghiệm tái cấu trúc nợ công trong vòng 2 năm qua của Hy Lạp cho thấy việc tái cấu trúc nợ ở các quốc gia khác sẽ vô cùng khó khăn, nếu không nói là không thể thực hiện được.

Nếu Hy Lạp ra khỏi khối đồng euro thì tình hình thậm chí sẽ tồi tệ hơn. Không có cơ chế nào để quyết định, hoặc giải quyết, việc quốc gia nào sẽ là quốc gia tiếp theo sau Hy Lạp. Triển vọng đáng sợ hơn nữa là các quốc gia ngập nợ nần khác sẽ rút lui trong hoảng loạn, sự sụp đổ của các ngân hàng, rối loạn và rơi vào tình trạng lộn xộn về tổng thể. Tình trạng vỡ nợ lên tới hàng trăm tỉ euro sẽ tạo gánh nặng lên hệ thống tài chính của châu Âu và thậm chí là của Đức. Nền kinh tế toàn cầu sẽ tê liệt do mọi người đều tự hỏi chiếc domino nào tiếp theo sẽ đổ.

Vậy, nếu Đức rút lui khỏi khối đồng euro thì sao?

Trong bối cảnh sự hội nhập và tái cấu trúc trên bình diện nhiều quốc gia là điều khó xảy ra, đồng thời triển vọng nhiều thành viên yếu phải rút lui thì đây có thể là phương án tốt nhất lúc này.

Một quốc gia mạnh và đơn lẻ rút lui sẽ không khiến ai hoảng sợ cả. Không ai phải đau đớn về vấn đề ai sẽ rút lui ai sẽ không. Nếu Đức rút khỏi khối đồng euro thì đồng tiền này sẽ mất giá mạnh, nhưng sẽ không phải là đồng tiền không có giá trị như đồng drachma của Hy Lạp nếu đồng tiền này được in lại. Với việc đồng euro bị mất giá, việc Hy Lạp rút lui khỏi khối sẽ trở nên tương đối vô nghĩa. Vì thế, sẽ không có hiệu ứng dây chuyền hay sự sụp đổ của các ngân hàng. Với các tỷ giá hối đoái mới, các mặt hàng tài chính ngoài euro sẽ cao đến mức khó mua và mối đe dọa rằng các quốc gia bị buộc phải dùng đồng nội tệ bị mất giá không còn, thì các chủ nợ của các quốc gia Nam Âu sẽ không có động lực gì để bỏ chạy nữa.

Đức rút lui khỏi khối cũng sẽ đem lại lợi ích ngay lập tức cho các quốc gia còn lại của khối đồng euro. Đồng euro mất giá sẽ cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại của các quốc gia này, một điều mà nhiều nhà quan sát đã cho rằng là cần thiết đối với các quốc gia phía nam. Sự cân bằng thanh toán của khu vực đồng euro cũng sẽ được cải thiện, giúp tích lũy tài chính để thanh toán nợ nước ngoài. Những lợi ích đó sẽ tác động đến toàn bộ khối đồng euro, ngược lại với tình huống quốc gia yếu nhất rút lui, khi đó nó sẽ tác động đến từng quốc gia yếu khác vì mt nước rút lui sẽ tạo áp lực lớn hơn cho nước tiếp theo.

Các quốc gia thuộc khối đồng euro tương đối mạnh khác như Hà Lan có thể sẽ tạm dừng mà không theo Đức rút lui khỏi khối. Nếu họ ra đi, họ sẽ mất các lợi thế thương mại có được do đồng euro mất giá và sẽ chịu hoàn toàn chi phí và những rắc rối của việc in lại đồng nội tệ.

Tất nhiên một đồng euro yếu đi sẽ không tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài đang giữ các tài sản theo đồng euro. Nhưng nhìn vào khía cạnh tích cực, những mất mát sẽ diễn ra cùng một lúc và chia đều cho các chủ nợ và đối với chủ nợ của các quốc gia Nam Âu thì họ sẽ mất ít hơn là trong trường hợp các quốc gia này rút lui.

Chắc chắn các vấn đề không chỉ đơn thuần là về mặt tiền tệ như bong bóng bất động sản của Tây Ban Nha và tác động của nó đối với các ngân hàng. Nhưng một đồng tiền mất giá sẽ đem đến luồng đầu tư nước ngoài mới.

Tuy vậy, các ngân hàng có thể sẽ phải giải cứu một số ngân hàng châu Âu nhất định để giải quyết nợ xấu hoặc bị thiệt hại do đồng euro yếu đi. Có thể cần có sự giúp đỡ tập thể dành cho Hy Lạp và các quốc gia khác. Đức sẽ vẫn phải hỗ trợ vì sự rút lui của quốc gia này ra khỏi khối euro sẽ không làm giảm đi lợi ích quan trọng của nước này với tư cách là một nền kinh tế còn sống sót và thành công của châu Âu.

Trong khi các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Đức mong muốn quay trở về đồng nội tệ của họ, Đức cũng không phải không bị thiệt hại. Xuất khẩu của nước này sẽ bị ảnh hưởng do tỉ giá hối đoái mới sẽ khiến hàng hóa từ nước này đắt đỏ hơn.

Tuy nhiên, một động thái mạnh bạo như vậy có thể sẽ ngăn chặn được thảm họa ngay tức thì và không nhất thiết đó là dấu hiệu chấm hết của khối đồng euro. Thực ra, việc Đức rút lui có thể là tiền đề cho một sự liên minh mạnh mẽ trong tương lai. Sau khi rút ra các bài học và bám sát thực tế hơn, các quốc gia của khối euro có thể sẽ hội nhập tốt hơn trong lần thứ hai.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !