Dù "vỡ mộng", mẹ Việt tại Nhật Bản vẫn hết lòng vì chồng, con

Chồng chị Đỗ Mai Hương làm nghiên cứu sinh về y sinh học. Anh được cơ quan cử sang Nhật Bản học và sau đó anh làm việc luôn. Chị Hương theo chồng sang Nhật, xứ xở mọi người mơ ước còn với chị đó là quãng thời gian phải đối mặt với khá nhiều khó khăn.

Ảnh minh họa.

Chị Hương sinh năm 1988 tại Thái Nguyên. Chồng chị là người gốc Hà Nội. Anh học trường Y tế công cộng về y sinh. Khi kết hôn, chồng chị mới chỉ học xong thạc sĩ ở trong nước. Còn chị lúc này là nhân viên Maketing cho một công ty liên doanh với nước ngoài.

Thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng cũng được khoảng 30 – 40 triệu đồng. Vì ở chung với gia đình nhà chồng nên chi phí cũng không tốn kém. Con trai 2 tuổi của chị Hương được bà nội trông giúp.

Khi chồng nhận được thông tin sang Nhật học tiến sĩ 2 năm, chị Hương thấy buồn vì cảnh chồng một nơi, vợ một nẻo. Anh sang học được 18 tháng, chồng chị thường xuyên gọi về cho vợ nói về cuộc sống ở Nhật buồn và nhớ gia đình. Anh nói anh có cơ hội chắc phải ở Nhật Bản khoảng 5 đến 10 năm và muốn vợ con sang cùng. Với mức trợ cấp học tiến sĩ cùng với khoản hai vợ chồng tiết kiệm, chị Hương có thể trang trải đủ cuộc sống bên Nhật.

Nghe tới Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc được nhiều người ca ngợi, chị Hương không đắn đo theo chồng di cư sang Nhật.

Sang tới nơi, chồng chị Hương vẫn đi học và sau khi hoàn thành khóa học, anh đi làm. Còn chị Hương và con trai ở nhà. Vì chị không biết tiếng Nhật nên không thể tìm việc được ở Nhật Bản.

Không những thế, chi phí đắt đỏ, 6 tháng ở nhà trông con, chị Hương đã tiêu sạch khoản tiền hai vợ chồng tích cóp trước đó. Chị thấy buồn bực và nhớ nhà nhưng vì muốn chồng có công việc tốt nên chị lại ở lại.

Hàng ngày, chị Hương dậy từ sáng sớm chuẩn bị cơm cho chồng ăn. Căn nhà vợ chồng chị thuê chỉ đủ cho sinh hoạt của cả gia đình nhỏ. 6h chồng chị phải ra xe để đi tàu điện đi làm. Anh mất một tiếng mới tới phòng làm việc. Mỗi ngày, chồng chị trở về nhà lúc trời đã khuya. Cả ngày, hai mẹ con chị Hương chỉ biết làm bạn với bốn bức tường.

Chị muốn cho con đi học cũng khó vì trường tư đắt đỏ, trường công thì quá tải. Để xin học cho con thì chị phải chứng minh đi làm. Hơn nữa, ở Nhật thông thường trách nhiệm trụ cột luôn dành cho đàn ông và người phụ nữ được khuyến khích ở nhà chăm con, nội trợ.

Đến khi chồng chị Hương ổn định công việc hơn, thu nhập khoảng 80 triệu đồng mỗi tháng nhưng mức chi cũng cực kỳ lớn. Riêng khoản thuê nhà, điện nước sinh hoạt đã tốn 15, 16 triệu đồng. Tiền sinh hoạt phí ăn uống cũng mất 20 – 25 triệu đồng. Vợ chồng chị tiết kiệm tuyệt đối thì mỗi tháng cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 30 triệu đồng. Nếu so với bạn bè của chị Hương đang ở Hà Nội thì khoản tiền này chẳng nhằm nhò gì. Để mua được căn hộ ở Hà Nội, vợ chồng chị Hương cố gắng tiết kiệm cũng phải mất 5 năm.

Khi con lớn hơn, chị Hương tìm được chỗ cho con học và bắt đầu guồng quay cuộc sống mới. Sáng chuẩn bị cho chồng đồ ăn và các khoản để anh đi làm. Chị Hương nhanh chóng tới lớp học tiếng Nhật rồi về làm thêm ở siêu thị gần nhà. Mỗi ngày, chị chẳng có thời gian mà ngủ. Ở Việt Nam chị nặng 54 – 55 kg nhưng sang tới đây chị còn được 48 kg. Hầu như các mẹ Việt ở Nhật Bản ai cũng phải hối hả với nhịp sống ở đây.

Cũng nhiều lần chị Hương có ý nghĩ muốn bỏ xứ này để trở về quê nhà. Đó là khi học mãi mà không nhớ nổi chữ nào, chồng thì làm việc vất vả đêm ngày, rồi khi con ốm, mẹ ốm mà chỉ hai mẹ con lủi thủi với nhau... Những lúc đó chị thấy cuộc sống thực sự quá mệt mỏi. Chị Hương không biết vợ chồng mình có thể bám trụ ở đây thêm 5 năm như vợ chồng chị bàn tính hay không.

Khi ra ngoài, tiếp xúc nhiều, chị Hương cũng quen nhiều người bác sĩ, sếp ở công ty, đã có nhà cửa đàng hoàng, bỏ hết lại đi theo chồng, sang đây làm thêm việc tay chân, ở nhà nội trợ nên tiếc nuối.

Tuy vất vả như vậy nhưng điều chị Hương cảm thấy thích nhất đó là con chị được học rất nhiều kỹ năng. Bé thích đến trường. Còn chồng dù nửa đêm mới về nhưng là chăm chỉ làm việc, thu vén cho gia đình. Nếu cuộc sống là cuộc vật lộn, thì ở xứ này, vẫn nhiều cơ hội để kiếm tiền hơn, trong khi con cái lại được hưởng môi trường giáo dục tốt.

K. Chi

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !