Du học sinh từ đất nước mặt trời mọc chia sẻ nỗi nhớ nhà ngày cận Tết

Tết Nguyên đán luôn là khoảnh khắc thiêng liêng với người dân Việt Nam. Với những người trẻ xa xứ như du học sinh thì những ngày cuối năm là lúc tâm hồn luôn hướng về quê hương yêu dấu.

Đỗ Thành Trung (SN 1997, đã tốt nghiệp khoa Kinh tế Quốc tế Đại Ngoại Thương Hà Nội năm 2019) hiện đang học ngành lập trình game tại Tokyo cho biết đây là năm đầu tiên mình đón tết xa nhà.

Hiện nay Tokyo đang đứng đầu cả nước Nhật Bản về số ca nhiễm Covid-19 với hơn 2000 ca nhiễm mỗi ngày. Chính phủ Nhật đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn đất nước. Các quán ăn, cửa hàng, những nơi tụ tập đông người phải đóng cửa lúc 8 giờ tối. Vì vậy số lượng người nhiễm mỗi ngày đã giảm đáng kể.

{keywords}
Đường phố Tokyo những ngày dịch bệnh.

Trung cũng như các bạn du học sinh khác vẫn phải đi làm để lo tiền sinh hoạt phí và tiền học nên để chủ động phòng chống dịch bệnh Trung hạn chế đi chơi đến nơi đông người, đeo khẩu trang, đo nhiệt độ thường xuyên ở chỗ làm, khử khuẩn bằng cồn.

“Cũng do lệnh khẩn cấp nên các trường học ở Tokyo chuyển sang học online. Các đồ dùng sinh hoạt thì em không cần lo vì các siêu thị vẫn hoạt động bình thường nên vẫn có thể dễ dàng mua được các nhu yếu phẩm”, Trung cho hay.

{keywords}
Du học sinh Đỗ Thành Trung

Chia sẻ về những khó khăn trong việc bắt nhịp với lối sống sinh hoạt, học tập mùa dịch, Trung nói: “Em tự rèn luyện cho mình khả năng thích ứng và suy nghĩ tích cực, tự tạo niềm vui cho bản thân để vượt qua những thử thách trước mắt. Tất nhiên, khi năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến cũng có lúc em cô đơn, thấy mình lạc lõng giữa thành phố xa lạ này.

Những lúc ấy em ước gì mình có thể bay ngay về, sà vào lòng mẹ và kể cho mẹ biết em mệt quá. Em thèm một bữa cơm mẹ nấu, thèm một ấm trà bố pha, thèm không khí ấm áp ngày cuối năm khi tíu tít dọn nhà, bày mâm ngũ quả cùng mẹ, đi chợ tết…”.

{keywords}
Thành Trung (thứ 2 từ phải sang) cùng các bạn du học sinh Việt Nam.

Không chỉ mình Trung mà nhiều bạn du học sinh khác cũng muốn về Việt Nam để đón Tết cùng gia đình nhưng vì dịch bệnh nên mọi kế hoạch đành trì hoãn.

“Giữa lúc Tokyo căng thẳng vì dịch bệnh, bố mẹ em lo lắm chỉ sợ em nhiễm bệnh lại một mình nơi đất khách quê người không biết xoay xở sao. Lúc nào gọi điện mẹ em cũng dặn là dịch thế này đi ra ngoài cẩn thận, đeo khẩu trang. Mẹ em còn gửi cả thuốc bổ sang cho em để tăng sức đề kháng.

Thật ra thì bên này là bọn em cũng xác định sống chung với dịch bệnh. Mấy người chúng em sống với nhau sẽ tổ chức ăn tất niên.

Chúng em dự định sẽ nấu món Việt truyền thống như nem, canh măng, gà luộc, mua thêm giò với bánh chưng... Mọi người ngồi ăn với nhau cũng vui vẻ, chỉ tiếc là không được ở bên gia đình và bố mẹ.

{keywords}
Các bạn du học sinh quây quần vào những dịp đặc biệt.

Quả thật có đi xa mới biết nhớ nhà. May là thời đại công nghệ thông tin, cứ gọi điện về là được gặp bố mẹ, anh chị em nên gần như có chuyện gì em cũng chia sẻ với người thân cho bớt tủi”, Trung nói.

Tết là dịp để đoàn viên, là khoảnh khắc để tình người lan tỏa. Dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, không chỉ Thành Trung mà các du học sinh ở những đất nước khác đều chung một mong ước vào đầu năm mới là mong cho dịch bệnh qua đi, mưa thuận gió hòa, việc học tập hoàn thành tốt để họ sớm được về Việt Nam đón Tết đoàn viên với gia đình.

Du học châu Âu giữa đại dịch, nữ sinh 2K1 chạnh lòng nhớ Tết Hà Nội

Du học châu Âu giữa đại dịch, nữ sinh 2K1 chạnh lòng nhớ Tết Hà Nội

Lưu Hà Linh (SN 2001) hiện đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại thành phố Budapest, Hungary đã có những chia sẻ cùng Infonet về cảm nhận khi ăn Tết xa nhà năm nay.

Hoàng Thanh

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !