Dự đoán hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu do tình hình ở Ukraine

Tờ Le Monde của Pháp nhận định, tình hình ở Ukraine có khả năng làm chậm sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, vốn đã suy yếu sau đại dịch Covid-19.

Theo đó, hậu quả lâu dài đối với tình hình kinh tế toàn cầu có thể có sự thay đổi trong các điều khoản thương mại tài nguyên năng lượng.

Ấn phẩm dẫn số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), theo đó tăng trưởng GDP thế giới sẽ giảm 1%, trong khi lạm phát tăng 2,5%.

“Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã thể hiện ở việc giá năng lượng, thực phẩm và một số kim loại”, ấn phẩm dẫn lời của nhà kinh tế trưởng Lawrence Boone của OECD.

{keywords}
Cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể gây ra những hệ lụy rộng lớn hơn, bao gồm cả an ninh lương thực toàn cầu do giá tăng và mùa vụ bất ổn. (Ảnh: The Blue Marble)

Theo Le Monde, ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt xảy ra do lo ngại về tình trạng thiếu lúa mì. Khi 1/3 xuất khẩu của thế giới là đến từ Ukraine và Nga. Đồng thời, giá đã tăng 70% vài ngày sau khi bắt đầu hoạt động đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Ấn phẩm của Pháp cho biết thêm, OECD dự đoán xuất khẩu lúa mì thế giới giảm 7-12% vào năm 2022 và 5-7% đối với các loại ngũ cốc khác.

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoạt động quân sự đặc biệt của Nga có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho nền kinh tế toàn cầu.

“Về lâu dài, cuộc xung đột này có thể thay đổi cơ bản trật tự kinh tế và địa chính trị toàn cầu nếu các điều khoản thương mại về năng lượng thay đổi, chuỗi cung ứng được định hình lại, mạng lưới thanh toán bị chia cắt và các quốc gia phải suy nghĩ lại về dự trữ ngoại hối của mình”, IMF cho biết.

Mới đây, đại diện chính thức của IMF, ông Gerry Rice, đã tuyên bố tình hình ở Ukraine đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới. Trong trường hợp này, hậu quả nghiêm trọng nhất đang chờ đợi các quốc gia dễ bị tổn thương về kinh tế.

Theo IMF, ngoài việc tạo ra những dòng người di cư lịch sử, cuộc xung đột đang đẩy giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, thúc đẩy lạm phát và làm xói mòn giá trị thu nhập, đồng thời làm gián đoạn thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối ở các nước láng giềng của Ukraine.

IMF cũng lưu ý rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm suy giảm niềm tin kinh doanh và tạo ra sự không chắc chắn đối với các nhà đầu tư, điều này sẽ làm giảm giá tài sản, thắt chặt các điều kiện tài chính và có thể kích hoạt dòng vốn chảy ra từ các thị trường mới nổi.

Đồng thời, IMF cho rằng các quốc gia phải đối mặt với những nguy cơ trực tiếp về thương mại, du lịch và tài chính sẽ cảm thấy áp lực ngày càng lớn, nhất là ở những khu vực như phía Nam sa mạc Sahara châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Á và Caucasus.

Bên cạnh đó, IMF cũng cho rằng châu Âu có thể đối mặt với tình trạng gián đoạn về việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên, cũng như gián đoạn chuỗi cung ứng lớn hơn. Trong đó, khu vực Đông Âu sẽ phải đối mặt với những tổn thất tài chính cao hơn do hiện có khoảng 3 triệu người đã từ Ukraine đến khu vực này.

Thanh Bình (lược dịch)

Tình hình Nga-Ukraine: Tổng thống Zelensky và gia đình được đề nghị tị nạn ở Anh

Tình hình Nga-Ukraine: Tổng thống Zelensky và gia đình được đề nghị tị nạn ở Anh

Theo Sunday Times, Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây cho biết, ông đã đề nghị Tổng thống Volodymyr Zelensky và gia đình xin tị nạn tại Anh do hoạt động quân sự đặc biệt của Nga.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Đang cập nhật dữ liệu !