Dự báo ứng viên mới cho Không quân Việt Nam
Học thuyết hành động
Không quân Nhân dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ không phận và các vùng biển lân cận. Trong tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra phức tạp, những thách thức mà lực lượng này phải đối mặt là đáng kể. Tuy nhiên, sự hạn chế về các nguồn lực tài chính dẫn đến những chi tiêu, mua sắm chiến đấu cơ mới phải được phân phối một cách cẩn thận.
Để đảm bảo được chiến thuật, cách đánh và tính bí mật, những dữ liệu về số lượng và vị trí các phi đội máy bay không bao giờ được công bố, sơn ký hiệu số hiệu của máy bay được thực hiện theo qui định của lực lượng và không mang ký hiệu riêng nào về đơn vị được biên chế. Do vậy, việc sắp xếp, bố trí máy bay sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với những kẻ thù tiềm năng trong việc dự đoán sức mạnh thật sự về Không quân Nhân dân Việt Nam.
Mối đe dọa lớn nhất của Việt Nam được xác định từ hướng biển, vì vậy, cả không quân và hải quân đều đang được tích cực mua sắm, trang bị những vũ khí hiện đại.
Kết quả là, Không quân Việt Nam được trang bị những vũ khí để có thể tối ưu, vô hiệu hóa các mối đe dọa từ biển.
|
Su-30MK2 đang là chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Không quân Việt Nam. |
Các máy bay ném bom Su-22 đang được sử dụng với số lượng lớn, nhưng được vũ trang vũ khí chủ yếu là loại tên lửa Kh-25 đã có 30 tuổi đời và không thể tạo ra khả năng ngăn ngừa các mối đe dọa một cách hiệu quả.
Việc cần thiết phải có những vũ khí bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách xa từ bờ biển dẫn tới việc trang bị những chiến đấu cơ đa năng Su-27 và S-30 hiện đại hơn nhiều lần.
Các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 được trang bị hai loại tên lửa chủ lực để đánh biển là Kh-29 và Kh-31, được xem là vũ khí hiệu quả để tấn công các mục tiêu trên biển từ khoảng cách xa và cân bằng những mối đe dọa từ biển.
Để có thể tăng cường khả năng tuần tra, giám sát từ xa. Trong năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã đặt mua 3 máy bay tuần thám biển CASA C212-400 từ châu Âu.
Cảnh sát biển là một bộ phận tuần tra biên giới, hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Không quân Nhân dân Việt Nam đang kiểm soát mạng lưới phòng không tích hợp, trong đó bao gồm một vài thê đội được kết nối đường truyền tới hệ thống trao đổi dữ liệu, gồm nhiều radar, trong đó có những dàn radar P-18 được đặt trên khung gầm xe tải Ural.
Các phần tử của hệ thống đều có khả năng cơ động, cho phép mở rộng tầm quan sát trên toàn quốc và có thể phát hiện bất cứ mục tiêu nào xâm phạm.
Trong thời bình, hầu hết các hệ thống radar đều được bố trí ở trong hoặc vùng phụ cận của các căn cứ không quân, căn cứ quân sự và kho chứa. Các hệ thống radar được kết nối tới các tổ hợp tên lửa phòng không, trong đó, tổng số có khoảng 3.200 tên lửa phòng không vác vai Igla-S cùng với hệ thống phòng không tầm xa S-300 PMU-1.
Ngoài ra, lực lượng phòng không Việt Nam còn có hàng trăm khẩu đội pháo phòng không cỡ 23 mm, 37 mm và 57 mm.
Những ứng viên cho tương lai
Chuyên gia phương Tây cho rằng Su-34 sẽ là một lựa chọn phù hợp để thay thế cho các phi đội Su-22 đang lão hóa của Việt Nam. |
Theo Air Forces Monthly, tùy thuộc vào kinh phí mua sắm máy bay mới mà Không quân Nhân dân Việt Nam có kế hoạch đầy tham vọng để nâng cấp, bao gồm cả việc triển khai 4 trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi để tăng cường khả năng tác chiến chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
Với kế hoạch này, Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng số lượng máy bay chiến đấu Su-27/30 trang bị lên vài chục chiếc, trở thành xương sống trong lực lượng tấn công và phòng thủ của lực lượng, nhưng cũng có thể, nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam có thể có thêm một sản phẩm khác của dòng máy bay Sukhoi là loại tiêm kích bom Su-34.
Hiện chưa có thông tin về việc đặt hàng Su-34, nhưng Việt Nam có mong muốn thay thế các phi đội Su-22 lão hóa bằng một loại máy bay tiên tiến như vậy, sẽ tốt hơn khi có một biến thể máy bay tấn công hải quân Su-34 được dành cho xuất khẩu.
MiG-21 là loại máy bay chiến đấu đông nhất, sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Việt Nam, trong một khoảng thời gian 5-10 năm nữa, sau đó nó sẽ được thay thế với một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có thể là JAS Gripen 39 của Thụy Điển, loại đang phục vụ trong Lực lượng Không quân Thái Lan.
Ban đầu Việt Nam có kế hoạch thay thế loại máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39 bằng loại máy bay mới, đó sẽ là loại Yak-130 của người Nga, và lên kế hoạch mua 12 chiếc Yak-130 trong khoảng thời gian năm 2015 - 2025. Tuy nhiên, các nhân viên đào tạo và huấn luyện bay của Việt Nam đã không hài lòng Yak-130 sau khi thử nghiệm loại này ở Nga trong năm 2011. Do đó, Nga sẽ không có cơ hội cạnh tranh để thực hiện được kế hoạch cung cấp máy bay huấn luyện Yak-130 cho Việt Nam. Trong lĩnh vực này, biến thể nâng cấp của máy bay huấn luyện L-39 là L-159 ALCA có vẻ thích hợp hơn và có khả năng chiến thắng cao hơn.
Cũng theo nguồn tin, Việt Nam đang xem xét mua ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong đó, theo các chuyên gia, CASA EC-295 là lựa chọn hợp lý nhất.