Đồng thanh giảm thuế!
ĐB Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình): Giảm thuế TNDN xuống 20%
Một giải pháp đột phá thì nó phải đạt được yêu nuôi dưỡng nguồn thu, đảm bảo bình đẳng, công khai
Khách hàng dọa kiện vì tương ớt Trung Thành sủi bọt, gây đau bụng
Hoãn siết nợ xấu "02", ai hoan hỉ nhất?
Tuy nhiên 30% doanh nghiệp này rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cho nên trong quá trình thực hiện các biện pháp giải cứu hay hỗ trợ doanh nghiệp, không chỉ cứu các doanh nghiệp khó khăn để giúp cho họ trụ vững, mà chúng ta còn phải có những biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp đang có năng lực cạnh tranh, đang có hiệu quả cao để họ vươn lên tạo thành những động lực tăng trưởng.
Tôi đề nghị mạnh dạn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% cho cả các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội): Tiếp tục ưu đãi thuế cho khu công nghiệp
Tôi đề nghị khôi phục ưu đãi đầu tư cho tất cả các khu công nghiệp và chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp. Hiện cả nước có khoảng 280 khu công nghiệp nằm trên nhiều địa bàn khác nhau.
ĐBQH thảo luận tại hội trường sáng 29/5 về dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp |
Từ năm 2008, sau khi các nhà đầu tư không còn được hưởng ưu đãi thuế thì việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Việc bỏ ưu đãi đầu tư dành cho các khu công nghiệp đã tạo ra một sự cạnh tranh không bình đẳng ngay trong nội bộ các khu công nghiệp trên địa bàn một tỉnh, thành phố.
Cụ thể, các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế sẽ được hưởng ưu đãi của khu kinh tế với thuế xuất là 10% trong vòng 15 năm, được miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Trong khi đó khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế lại không được hưởng ưu đãi thuế. Vì vậy mà sức thu hút đầu tư các dự án có vốn đấu tư nước ngoài và trong nước đã trở nên kém hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư trong nước cũng không muốn đầu tư vào trong khu công nghiệp bởi vì chi phí thường cao hơn khi mà họ thuê đất bên ngoài.
ĐB Đỗ Văn Vẻ (đoàn Thái Bình): Nâng doanh thu DN nhỏ lên 40 tỷ/năm
Qua khảo sát thực tế tại doanh nghiệp về tình hình thực hiện Nghị quyết số 02 của Chính phủ, chúng tôi thấy hai tiêu chí xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là có 200 lao động và doanh thu là 20 tỷ đồng trở xuống được đi trước áp dụng thuế 20% là chưa phù hợp với thực tế.
Ví dụ, doanh nghiệp có 100 lao động, với tiền lương 3 triệu đồng/người/tháng thì một năm phải chi ra 3,6 tỷ tiền lương, nếu có ý định trả thêm tháng lương thứ 13 thì sẽ là 4 tỷ đồng. Để có được số tiền lương này thì doanh nghiệp ít nhất phải đạt được 40 tỷ doanh thu. Tức là tiền lương mới bằng 10% doanh thu và bằng 10% thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Vì vậy, tôi đề nghị tiêu chí doanh thu phải được nâng lên ít nhất 40 tỷ một năm thì mới phù hợp. Điều đáng quan tâm là tiêu chuẩn này có liên quan chặt chẽ đến việc thực thi quản lý thuế mà Quốc hội vừa thông qua tại kỳ họp thứ 4, đó là giảm tần suất khai thuế từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.