Đồng Nai: Nữ bệnh nhân 29 tuổi mắc Covid-19 tử vong

Theo TS Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bệnh nhân Covid-19 tử vong, đó là bệnh nhân nữ, 29 tuổi. Nguyên nhân ban đầu được xác định là tử vong do thuyên tắc phổi.

 

Thêm 4 ca tử vong do COVID-19 tại Long An, Đồng Tháp

Thêm 4 ca tử vong do COVID-19 tại Long An, Đồng Tháp

Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 4 ca tử vong do COVID-19 số 120-123 ở Long An và Đồng Tháp

Như vậy đến nay, tỉnh Đồng Nai đã có 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong, 376 ca mắc Covid-19.

Ngoài ra, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị có 4 bệnh nhân có diễn biến nặng, đang điều trị tích cực tại Bệnh viện Phổi tỉnh, một số bệnh nhân tái dương tính sau khi đã có kết quả âm tính.

Trước diễn biến trên, ngành Y tế quyết định thiết lập 100 giường hồi sức cấp cứu điều trị cho bệnh nhân nặng đặt tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, mỗi đơn vị 50 giường.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Trong ngày 11/7, đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai gồm 15 bác sĩ, điều dưỡng… thuộc các chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, chống độc, truyền nhiễm, hô hấp... đã lên đường đến Đồng Nai để hỗ trợ cho tỉnh trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Lãnh đạo ngành Y tế nhận định, đã có sự lây nhiễm cộng đồng tại Đồng Nai với nguồn lây nhiễm từ các ca dương mới trong thế hệ F1, F2, F3 cùng với nguồn lây từ các chợ và người về từ TP.HCM.

Tốc độ lây nhiễm nhanh và có xu hướng lan rộng ở các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Dịch bệnh đang lây nhiễm vào các khu nhà trọ cho người lao động, doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

Ổ dịch tại các phường liên quan đến chợ ở TP.Biên Hòa tiếp tục còn nhiều ca dương tính, lây cho thế hệ F1, F2. Ổ dịch tại xã Long Tân, H.Nhơn Trạch còn nhiều ca dương, có thể xâm nhập vào các doanh nghiệp và nhà trọ.

Tuy nhiên, việc điều tra, truy vết ở một số địa phương còn chậm, các Tổ Covid cộng đồng còn lúng túng trong quá trình điều tra. Nhiều địa phương chưa có phương án chuẩn bị chỗ cách ly khi số người cách ly tăng cao dẫn đến một số trường hợp F1 phải ở nhà chờ chuẩn bị chỗ cách ly.

K.Chi 

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !