Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển điện mặt trời mái nhà

Được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà bởi Đồng Nai có nhiều hệ thống mái nhà xưởng tại các khu, cụm công nghiệp, đồng thời Đồng Nai cũng là tỉnh có bức xạ mặt trời cao hơn so với các tỉnh...

Nói Đồng Nai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà quả không sai. Bởi Đồng Nai có hệ thống mái nhà xưởng tại các khu, cụm công nghiệp, mái nhà dân, mái của các công trình nông nghiệp công nghệ cao. Đây là các công trình có sẵn, chỉ cần lắp đặt hệ thống pin để thu năng lượng.

Ngoài ra, Đồng Nai là tỉnh có bức xạ mặt trời đạt trung bình khoảng 1,85 ngàn kWh/m2/năm, tổng số giờ nắng trung bình khoảng 2,5 ngàn giờ/năm, cao hơn so với các tỉnh, thành trong khu vực là điều kiện lý tưởng để pin năng lượng mặt trời đạt công suất tối đa.

Bên cạnh đó, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà và kế hoạch phát triển năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đồng Nai đang tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ĐMTMN trên địa bàn tỉnh. việc lắp đặt hệ thống ĐMTMN không chỉ giảm chi phí tiền điện hằng tháng, giảm độ nóng cho mái nhà, mà còn đem lại nguồn thu cho khách hàng.

{keywords}
Một công trình ĐMTMN của một khách hàng tại phường Tân Phong, TP Biên Hòa (Ảnh: EVN).

Theo Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai), tính đến hết tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.200 khách hàng lắp đặt ĐMTMN, với tổng công suất lắp đặt hơn 80 MWp, tổng sản lượng phát lên lưới là 25 triệu kWh.

Đặc biệt, riêng 9 tháng đầu năm 2020, đã có 1.800 khách hàng lắp đặt, tổng công suất lắp đặt là hơn 54 MWp. Ngoài ra, hiện có gần 1.000 công trình ĐMTMN khác đang chờ đăng ký phát lên lưới.

Để đẩy mạnh phát triển ĐMTMN, ngay từ đầu năm, PC Đồng Nai đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp; phối hợp với các nhà cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà tổ chức hội thảo giới thiệu đến khách hàng công nghệ, sản phẩm cũng như cơ chế, chính sách về ĐMTMN.

Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức tập huấn về đo thông số kỹ thuật của hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà; hướng dẫn lắp đặt công tơ hai chiều, chốt chỉ số, các thủ tục liên quan đến hợp đồng với khách hàng…

Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, chủ đầu tư lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống ĐMTMN trong năm nay hưởng giá ưu đãi theo Quyết định 13/2020 của Thủ tướng Chính phủ, PC Đồng Nai đã và đang tăng cường nhân sự ký hợp đồng và lắp đặt công tơ hai chiều, giảm thời gian thẩm định hồ sơ kỹ thuật còn 3 ngày, hoàn thành nhiều công trình hạ tầng đảm bảo phát điện mặt trời lên lưới, thanh toán tiền điện qua tài khoản cho khách hàng.

Điện lực Đồng Nai cũng xây dựng quy hoạch phát triển điện nói chung và phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà nói riêng đồng bộ từ phát điện - truyền tải - phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu nối lưới của các nhà đầu tư.

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành Kế hoạch phát triển năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Đồng Nai tạo điều kiện và khuyến khích nhà đầu tư, DN, hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà sử dụng hoặc bán để giảm áp lực nguồn cung cho ngành Điện, giảm nguy cơ thiếu điện.

Tỉnh thực hiện cơ cấu lại các lĩnh vực, khu vực có nhu cầu tiêu thụ điện năng cao, đặc biệt là khu vực sản xuất công nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Tiếp tục thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng.       

Theo kế hoạch,mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng trong toàn tỉnh đạt khoảng 7% và đến năm 2045 đạt 14%.

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với điện lực địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tiết kiệm hằng năm tối thiểu 5% tổng điện năng tiêu thụ; thực hiện tiết kiệm điện chiếu sáng ở nơi công cộng; tuyên truyền và vận động người dân, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chuyển dần sang các thiết bị ít tiêu hao năng lượng, tự phát triển năng lượng.

Cùng với đó, phát triển đồng loạt các nguồn năng lượng sơ cấp (than, xăng dầu, năng lượng tái tạo), khuyến khích tư nhân tham gia phát triển năng lượng; cơ cấu lại các ngành và khu vực sử dụng năng lượng cùng với thực hiện chính sách sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.

Được biết, hiện nay tỷ lệ tiết kiệm điện của Đồng Nai là khoảng 3%.      

Nguyễn Hải  

Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất

Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.

Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng

Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020

Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.

Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái

Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.

Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”

Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng

Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !